VIETNAM
NEWS NETWORK (VNN)
P.O.
Box
661162
Sacramento
,
CA
95866
Phone & Fax: 916-480-2724
Email: vnn@vnn-news.com
Website: www.vnn-news.com
**********************************
Bài Vở Hàng Ngày
Ngày 31 Tháng 08 Năm 2007
**********************************
1- Bình Luận Việt Nam
- Báo Chí Bị Việt Cộng
Xếp Hàng Chống Lại Phật
Giáo Thống Nhất
Ði Cứu Dân Oan
Lý Ðại Nguyên
2- Diễn Ðàn Hải Ngoại
- Nhà Báo Anh: Tổng Thống Bush Ðã Ðúng Khi Cảnh Báo Về Một
Thảm Cảnh
Hậu Chiến
Tại Iraq Như Tại Việt
Nam
3- Sinh Hoạt Cộng Ðồng
- Tường Thuật:
Ðại Hội
2007 - Liên Phân Hội Chuyên Gia Việt Nam tại Âu Châu
4- Diễn Ðàn Quốc Nội
- Báo Tuổi
Trẻ, Giá Trị Của Tinh Thần Phản Biện
Trần Tiến Dũng
5- Tài Liệu
- Dân Chủ Công Lý, Nhân Quyền Và Vấn
Ðề Chính Danh
L.S. Nguyễn Hữu Thống
6- Tạp Chí Á Châu
- Nhật
Muốn Tăng
Cường Hợp
Tác Với Các Quốc
Gia Tôn Trọng Nhân Quyền
Minh Dũng
7- Tin Tức Di Trú
- Phân Tích Hồ Sơ Hôn Phu-Thê Và Vợ-Chồng: Phải
Chuẩn Bị Tốt Hơn
Khi Ði Phỏng Vấn
Ra Sao?
8- Tham Khảo
- Trách nhiệm tập thể và trách nhiệm cá nhân của bộ trưởng
trong chính phủ liên hiệp
Nguyễn Học Tập
9- Truyện Hay Ngoại Quốc
- Ðôi Mắt
Lụa
Françoise Sagan
**********************************
1- Bình Luận Việt Nam
- Báo Chí Bị Việt Cộng Xếp Hàng Chống Lại Phật Giáo Thống Nhất Ði Cứu Dân Oan
Lý Ðại Nguyên
(VNN)
Từ ngày Nguyễn Tấn Dũng ngồi vào ghế thủ tướng, chưa thấy làm được điều gì ích nước lợi dân, chỉ thấy toàn là những hành vi chống lại với tiến trình đổi mới. Ðiều đáng tức cười nhất là Dũng luôn luôn tự rút súng bắn vào chân mình. Như việc đi gặp Giáo Hoàng của Kitô Giáo
Hoàn Vũ ở Lamã xong, liền để mặc đàn em đập phá tượng Ðức Mẹ Sầu Bi và bỏ tù Lm Nguyễn Văn Lý, rồi hô hoán lên là Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam và Tòa Thánh Vatican đồng ý, để Giáo Dân và Giáo Hội Kitô phải có thái độ phản đối. Ðiều ngu muội nhất là Dũng đã tự bắn vào đầu mình khi ban hành chỉ thị số 37/CP, ngày 29/11/2006, nhằm bịt miệng báo chí, tạo điều kiện cho khuynh hướng bảo thủ đưa Lê Doãn Hợp vào chức Bộ Trưởng Thông Tin Truyền Thông để buộc tất cả báo giới Việt Nam phải "đi đúng lề đường bên phải" của phe bảo thủ, có nghiã là đi trái hướng của đường đổi mới. Biết rằng, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Minh Triết sở dĩ có được vị thế lãnh đạo hôm nay, đều nhờ vào không khí đổi mới, phát xuất từ Miền Nam, mà tờ báo Tuổi Trẻ của Sài gòn có công đầu.
Ấy thế mà chính tờ Tuổi Trẻ lại trở thành "con dê tế thần" cho phe bảo thủ của Nguyễn Tấn Dũng mới là đau. Kẻ đau nhất không ai khác hơn là cựu thủ tướng Võ Văn Kiệt, người đỡ đầu của tờ Tuổi Trẻ lẫn Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Minh Triết. Ngay sau vụ 2 phó tổng biên tập của Tuổi Trẻ bị ngưng chức, Võ Văn Kiệt đã gặp cơ quan chủ quản của báo Tuổi Trẻ là Ban Thường Vụ Thành Ðoàn Thanh Nìên. Trong gần 4 tiếng, Võ Văn Kiệt đã dùng nhiều thời giờ nói về vấn đề tổ chức, quản lý của Thành Ðoàn với các đơn vị trực thuộc. Ông nói:
"Tờ báo Tuổi Trẻ hay nhà xuất bản Trẻ, thời kỳ đấu tranh thành lập, nếu không có cơ quan quản lý, không ra đời được. Một tờ báo lớn nhất của cả nước không còn mặc được cái áo của Thành Ðoàn trước đây, Tuổi Trẻ không chỉ viết về đối tượng tuổi trẻ, thanh niên, mà là tất cả đối tượng khác; không chỉ xã hội, đời sống, mà là những vấn đề chính trị nữa. Nó vượt quá tầm địa phương rồi". Việc Võ Văn Kiệt quyết liệt nhập cuộc, với ý hướng muốn tờ Tuổi Trẻ không còn bị thống thuộc Thành Ðoàn Thanh Niên Cộng Sản nữa, và với việc Nguyễn Tấn Dũng tự thủ tiêu tư thế đổi mới của mình, chắc chắn nội bộ Việt cộng sẽ còn nhiều màn trình diễn ngoạn mục.
Nhưng, trong nhất thời thì
khuynh hướng bảo thủ đang thắng thế. Chúng đã đánh giập đầu tờ Tuổi Trẻ tiêu biểu cho khuynh hướng đổi mới, để bắt toàn thể báo chí Việt Nam phải xếp hàng theo lệnh điều khiển của Lê Doãn Hợp, đồng loạt hợp xướng với bài bình luận của báo Nhân Dân điện tử đả phá Hòa Thượng Thích Quảng Ðộ và Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, dưới tựa đề: "Thích Quảng Ðộ và các tham vọng chính trị đội lốt tôn giáo". Trong đó nói, Hòa Thượng đã cầm đầu một số phần tử cực đoan, hoạt động chống phá nhà nước, gây rối làm mất trật tự công cộng. Cùng với báo Nhân Dân, báo Tiền Phong và ViệtnamNet cũng đăng
một loạt bài công kích việc Hòa Thượng Thích Quảng Ðộ và các cộng sự, tổ chức cứu trợ cho Dân Oan đi khiếu kiện nhà đất.
Vì vào ngày 17/07/2007, Hòa Thượng đã đích thân cùng với phái đoàn của Giáo Hội, đến gặp, an ủi, trợ giúp chút tịnh tài cho những Dân Oan khốn khổ, nheo nhóc, đói khát, tụ tập la liệt bên ngoài Văn Phòng Quốc Hội 2 ở Sàigòn cả tháng trời, để khiếu kiện, mà chẳng ma nào đoái hoài. Việc đó đã làm Việt cộng hoảng sợ, khiến chúng vội vàng xuống tay đàn áp, giải tán Dân Oan, làm cho dư luận người dân trong ngoài nước và quốc tế thêm oán
ghét Việt cộng hơn. Lập tức Hoà Thượng nhân danh Viện Trưởng Viện Hóa Ðạo GHPGVNTN đưa ra kêu gọi đồng bào trong ngoài nước, tiếp tay cứu trợ Dân Oan
Việt Nam, lời kêu gọi được hưởng ứng nồng nhiệt. Rồi ngày 23/08/07, Ngài Quảng Ðộ lại ủy cho Thượng Tọa Thích Không Tánh, Tổng Vụ Trưởng Từ Thiện Xả Hội của Viện Hóa Ðạo ra tận Hà nội để cứu trợ cho Dân Oan. Khiến lãnh đạo Việt Cộng cuống cuồng phải cho công an bắt Thầy ngay trước mắt Dân Oan, trong khi Thầy vừa mới trao tiền cứu trợ được một số người. Ðây là một hành động thô bạo "ăn cướp cơm chim", làm cho Dân Oan ngỡ ngàng, bật khóc và kêu réo vang trời, đòi Công An phải thả ngay Thầy Không
Tánh ra. Sau một thời gian cầm giữ, đe dọa, thuyết phục thầy Không Tánh không kết quả, chúng
buộc phải trả lại toàn bộ ngân khoản cứu trợ, kể cả số tiển bọn họ lấy được từ tay Dân Oan, rồi chuyển Thầy về Sài gòn thả xuống cổng chùa Liên Trì nơi Thầy cư ngụ.
Từ đó báo chí Việt Cộng bắt đầu mở chiến dịch chụp mũ, tố cáo Hòa Thượng Thích Quảng Ðộ và Giáo Hội Phật Giáo Thống Nhất là khích động Dân Oan gây rối loạn. Ðáng buồn là một số trí thức, chính khách gà mờ, vội cho rằng, không nên biến vụ việc Dân Oan Khiếu Kiện thành phong trào đấu tranh chính trị. Có thể là một tổ chức nào
khác thì có ý đồ đó, nhưng với Giáo Hội Phật Giáo Thống Nhất, hay bất cứ một tôn giáo chân chính nào, thì luật Phật, luật Trời cũng buộc các tín đồ, tín hữu và các giáo hội đó đều phải có trách nhiệm thiêng liêng là cứu giúp những người lâm cảnh khốn khó oan khuất. Trước cảnh Dân Oan Khiếu Kiện Việt Nam đói khát, tàn tạ nằm vật vã la liệt, đi đứng vất vưởng nơi hè phố của Sàigòn, Hànội, mà không phát tâm cứu giúp thì kè đó không
phải là Người, chứ đừng nói là bậc tu hành của tôn giáo chân chính. Thế nên dù biết rõ hành động cứu trợ Dân Oan của mình có bị Việtcộng vu khống lên án, hoặc bỏ tù, hay giết chết, thì ngài Quảng Ðộ và các vị thuộc Giáo Hội Phật Giáo Thống Nhất cũng hoan hỷ đón đợi.
Chỉ tội nghiệp cho
Nguyễn Tấn Dũng, việc đánh phá ngài Quảng Ðộ và GHPGVNTN đi cứu trợ Dân Oan Khiếu Kiện lại chính là hành động Nguyễn Tấn Dũng tự bắn vào tim mình. Vì thực ra Dân Oan đa số là những đồng chí, đồng đội và đồng tình của Dũng trước kia, họ đặt nhiều hy vọng vào việc Dũng làm thủ tướng, Triết làm chủ tịch nước để oan khiên của họ được sớm giải quyết. Nhưng chẳng những chính phủ của Nguyễn Tấn Dũng đã lờ đi, đùn về cho bọn thủ phạm địa phương tự giải quyết, lẽ cố nhiên là "đánh bùn sang
ao". Dân Oan lại kéo lên
Sàigon, Hà nội để nhịn đói, chịu khát khiếu kiện. Thế mà bọn Dũng, Triết lại chận không cho Phật Giáo Thống Nhất cứu trợ thì quá là tàn nhẫn. Việc Nguyễn Tấn Dũng tự bắn vào chân, bắn vào đầu, bắn vào tim, rồi lê thân tàn què quặt, với cái đầu méo mó, trái tim không hồn tới Liên Hiệp Quốc xin làm
hội viên không thường trực của Hội Ðồng Bảo An, thì nếu có được tổ chức Quốc Tế này thí bỏ cho vị trí đó, cũng chẳng vẻ vang gì cho Việt Nam ta.
=END=
2- Diễn Ðàn Hải Ngoại
- Nhà Báo Anh: Tổng Thống Bush Ðã Ðúng Khi Cảnh Báo Về Một Thảm Cảnh Hậu Chiến Tại Iraq Như Tại Việt Nam
Lời cảnh báo của Tổng thống Hoa Kỳ George
W. Bush về hậu quả của việc bỏ Iraq với tình hình tại Ðông Dương sau 1975 đang gây ra những tranh luận mạnh mẽ tại Phương Tây. Nhà báo William Shawcross, người từng đến Nam Việt Nam làm tin thời chiến, vừa có bài trên báo Anh, tờ The Sunday Times hôm 26-8, cho rằng ông Bush đả hoàn toàn đúng khi đưa ra nhận định này.
Trong thời gian viết về chiến tranh
Việt Nam, William Shawcross đã từng công khai phê phán
nỗ lực của Hoa Kỳ, nhưng sau 1975 ông mới thấy được những câu chuyện về sự tàn bạo kinh khủng dần xuất hiện: "Hàng ngàn người và sau đó là hàng
triệu người phải bỏ chạy trước sự tàn bạo của phe cộng sản chiến thắng ở Việt Nam".
Bài báo mang tựa đề "Abandon Iraq and see a Vietnam horror show" (tạm dịch: Bỏ Iraq để rồi thấy sự rùng rợn như ở Việt Nam tái hiện) được đăng cùng hình một nhóm dân chúng Việt Nam chạy trốn sự tàn bạo của chế độ cộng sản từ Bắc Việt, như nguyên văn lời chú thích dưới ảnh.
Theo nhà báo Shawcross, nếu như tại Việt Nam từng xảy ra thảm cảnh
"tù cải tạo", "thuyền nhân" thì tại Cam Bốt chế độ cộng sản Khmer Rouge còn tàn bạo hơn nhiều, và tới hai triệu người đã bị giết hại trong các "cánh đồng chết".
William Shawcross kể rằng sau
khi chứng kiến thảm cảnh ở Cam Bốt qua các cuộc phỏng vấn và thu thập tư liệu từ những người chạy sang Thái Lan, ông đã cho ra cuốn sách
"Sideshow: Kissinger, Nixon and the Destruction of Cambodia".
Cuốn sách phê phán mạnh mẽ chính
sách của Tòa Bạch Ốc thời Tổng thống Nixon đối với Cam Bốt và cho rằng chính cách hành xử vô trách nhiệm
(carelessness) của Hoa Kỳ khi ấy đã tàn phá đất nước Cam Bốt và tạo điều kiện cho chế độ quái vật Khmer Rouge lên cầm quyền.
So sánh Ðông Dương
khi đó với Iraq ngày nay, nhà báo William Shawcross cho rằng báo
chí phải chịu phần trách nhiệm về tình hình:
"Hôm nay, giống như hồi những năm 1970,
báo chí phải chịu một trách nhiệm đặc biệt. Tại Ðông Dương đa số các nhà báo Mỹ và Âu Châu (gồm cả chính tôi) tin rằng cuộc chiến không thể nào thắng nổi... Nhưng sự ngây thơ đó đã rất sai lầm và tôi cho rằng những ai từng chống lại cuộc chiến của Hoa Kỳ ở Ðông Dương cần phải hết sức khiêm tốn nhìn nhận sự kinh hoàng xảy ra sau đó. Ngày nay cũng vậy, tôi cho rằng sự căm thù mà nhiều chuyên gia đang có đối với Bush (và gần đây là cả Blair) đang chiếm đa số nhận thức chung".
William Shawcross cũng biết rằng:
"Trước hết, chúng ta đã không chú ý đúng mức đến số phận hàng triệu người Iraq (như người Việt Nam, người Campuchia và người Lào 35 năm trước), những người đã đặt niềm tin của họ vào Phương Tây".
Cuối cùng, tác giả kêu gọi chính
phủ Brown của Anh hãy làm tất cả để bảo đảm rằng người Iraq đủ sức tự vệ trước làn sóng bạo lực phe phái và tránh để tạo ra cảm tưởng rằng Anh đang rút quân, một cảm tưởng sẽ chỉ đưa tới thất bại.
Phản ứng của Hà Nội
Cũng trên một tờ báo khác
của Anh, tờ Financial Times số ra ngày 25-8 có bài của nữ ký giả Amy
Kazmin về phản ứng của Việt Nam trước phát biểu của Tổng thống Bush.
Bài báo trích lời bà Tôn
Nữ Thị Ninh, cựu phó chủ nhiệm Ủy ban Ðối ngoại QH Việt Nam rằng phát biểu của ông Bush là "sai lệch" và "vấn đề không phải là chuyện sự rút quân của Mỹ, mà sự khởi đầu của cuộc chiến".
Bà Ninh được báo
Financial Times trích dẫn đã phản đối việc ông Bush so sánh một cách thổi phồng những sự kiện hậu chiến tại Việt Nam với các
"cánh đồng chết" ở Cam Bốt mà thủ phạm là quân
Khmer Ðỏ.
Bài báo cũng viết rằng
"Hà Nội nhìn nhận việc rút quân Mỹ như đỉnh cao của cuộc kháng chiến theo chủ nghĩa dân tộc nhằm thống nhất đất nước".
Tác giả Amy Kazmin cũng trích
lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao CSVN, ông Lê Dũng nói với báo chí tuần qua rằng: "Ai cũng biết rằng với cuộc chiến của người Mỹ tại Việt Nam, chúng tôi đã chiến đấu để bảo vệ đất nước và đó là cuộc chiến tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam."
Vẫn theo báo Financial Times, bà
Tôn Nữ Thị Ninh thì tin rằng đến cả bây giờ, Hoa Kỳ vẫn chưa học được bài học từ cuộc chiến Việt Nam cho vấn đề Iraq. Bà nói rằng Hoa Kỳ chẳng có sự lựa chọn nào khác ngoài việc rút quân vì ở thêm cũng chẳng làm được điều gì tốt.
Hoạt động nhân đạo
Nhà báo William Shawcross (sinh năm 1946)
là cây bút nổi tiếng về bình luận thời sự của Anh trong nhiều thập niên. Vốn mang tư tưởng cánh tả và ủng hộ một Liên Hiệp Quốc vững mạnh để cân bằng với quyền lực nước Mỹ, ông cũng rất quan tâm và cổ vũ cho nhân quyền.
Từ năm 1971, William
Shawcross bắt đầu viết bài về chiến tranh Ðông Dương, từ góc độ phê phán sự tham chiến của Mỹ đến mô tả thảm trạng nhân đạo thời hậu chiến.
Cuốn sách năm 1979 của ông về sự dính líu
của Hoa Kỳ tại Campuchia đem lại cho tác giả tiếng vang quốc tế.
Dư luận Phương
Tây còn nhớ câu nói nổi tiếng của ông về trách nhiệm của chính quyền Nixon và bản thân ông Henry Kissinger: "Cam Bốt không
phải là một sai lầm. Cam Bốt là một tội ác".
Hoạt động mạnh trong
lĩnh vực quyền con người, William Shawcross từng giữ vai trò cố vấn cao cấp cho Cao ủy Tỵ nạn Liên hiệp quốc.
Là con của cựu bộ trưởng đảng Lao Ðộng Anh, Hartley Shawcross (gốc quý tộc),
William Shawcross cũng nổi tiếng với các cuốn sách về những nhân vật nổi tiếng như Rupert Murdoch hay hoàng đế Ba Tư (the
Shah of Persia).
Năm 2003 ông được tạp chí chuyên bình luận chính trị có uy
tín ở Anh, tờ The Spectator tặng danh hiệu "Nhân vật trong năm".
SOURCE: Abandon Iraq and see a
Vietnam horror show/William Shawcross, The Sunday Times, Aug 26, 2007
=END=
3- Sinh Hoạt Cộng Ðồng
- Tường Thuật: Ðại Hội 2007 - Liên Phân Hội Chuyên Gia Việt Nam tại Âu Châu
Vào những ngày từ 17 đến 19 tháng 8 năm 2007, khoảng gần 100 hội viên và thân hữu HCGVN từ Bắc Mỹ và Tây Âu đã quy tụ đến khách sạn Jugendherberge thuộc thành
phố Mainz, Ðức quốc, để tham dự Ðại Hội Liên Phân Hội Chuyên Gia Việt Nam tại Âu Châu.
Theo chương trình, Ban Tổ Chức sẽ bắt đầu ghi danh cho tham dự viên kể từ 16:00 giờ ngày thứ sáu
17.8.2007 nhưng phái đoàn tham dự viên từ Thuỵ Sĩ đã vượt trên 550 km đoạn đường dài, đến sớm hơn dự liệu và đã phụ giúp BTC lo phần trang trí. Rồi lần lượt những phân hội khác cùng những thân hữu cũng đã đến khá đông. Sau khi ghi danh, nhận phòng và dùng cơm tối, tham dự viên đã cùng
nhau sinh hoạt, ca hát. Có nhiều tham dự viên sau 1 năm tham dự ÐH tại Thuỵ Sĩ, giờ mới gặp lại. Tay bắt mặt mừng, họ trò chuyện với nhau thật là vui.
Vào 9:30 giờ sáng thứ bảy, sau
nghi thức Chào Cờ và Phút Mặc Niệm, Ðại Hội chính thức bắt đầu khai mạc qua Lời Chào Mừng của KS Nguyễn Văn Phảy, phân hội trưởng PH Ðức và là trưởng Ban Tổ Chức Ðại Hội:
"Kính thưa quý thân hữu cùng quý hội viên HCGVN
Trong bầu không khí rất nhiệt tình, rất cởi mở của toàn thề tham dự viên Ðại Hội Chuyên Gia Việt Nam - Liên Phân Hội Âu Châu 2007, thay mặt cho Ban Tổ Chức, tôi xin nhiệt liệt chào mừng quý vị cùng quý bạn đã đến từ Mỹ, từ Anh quốc, từ Hoà Lan, từ Bỉ, từ Pháp, từ Na Uy, từ Ðan Mạch, từ Thụy Sĩ và từ Ðức quốc để tham dự Ðại Hội năm nay được tổ chức tại thành phố Mainz, một thành phố giao thương cổ kính của 2 giòng sông Rhein và sông Main kế bên những cánh đồng dâu dùng để chế tạo rượu vang khá nổi tiếng của miền Trung Ðức quốc.
Ban Tổ Chức được biết rằng ngày hôm qua, thứ sáu, có những tham dự viên phải xin nghỉ việc để kịp về tham dự ÐH. Có nhiều tham dự viên phải đi làm và cũng đã cố gắng sắp xếp thời giờ để đi qua đêm đến kịp giờ khai mạc ÐH. Có nhiều tham dự viên tuổi đã cao nhưng cũng đã cố gắng đến cùng tham dự với các con cháu trưởng thành nơi xứ người đang quy tụ về ÐH. Có những thân hữu đã khuyến khích cả gia đình đến tham dự ÐH. Trong tinh thần nhiệt tình, vui tươi và hân hoan đón chào ÐH đã nói lên tiềm năng của người Việt Hải Ngoại, đã nói lên tấm lòng yêu thương dân tộc qua hành động, để một mai kia đất nước có điều kiện thuận lợi thì cũng có rất nhiều chuyên gia VN sẽ góp phần xây dựng đất nước và hầu mong đất nước sớm phát triển, người dân VN sẽ có cuộc sống ấm no, tự do và bình đẳng..."
Tiếp nối BS Nguyễn Quốc Bảo, Hội phó HCGVN tại Âu Châu đã có đôi Lời Khai Mạc Ðại Hội.
Trong 2 ngày Ðại Hội, các bài thuyết trình đã làm nỗi bật chủ đề của Ðại Hội: Phát triển VN và hội nhập thế giới; Bàn tròn: Thế hệ trẻ VN làm gì? đã được toàn thể tham dự viên theo dỏi tường tận và đóng góp ý kiến sôi nổi.
Ðể mở đầu phần thuyết trình, KS Nguyễn Ngọc Danh trình bày về "Vài nhận định về luật pháp VN trong bối cảnh toàn cầu hoá". KS Danh đề cập tới Luật đầu tư nước ngoài đã được chính quyền Việt Nam ban hành năm 1987, và đã được nhiều lần tu bổ. Nhưng trở ngại không nằm ở bộ Luật nầy mà là trở ngại hành chánh
và trở ngại về quản trị. Thuyết trình viên cũng nói rằng "việc bảo vệ quyền lợi của người công dân Việt Nam chỉ có trên mặt nổi ". Ngoaì ra VN cần phải đào tạo nhiều luật gia, và hiện nay ở VN các đại học luật có rất hiếm. KS Danh kết luận là trên mặt luật pháp, rõ ràng là Việt Nam thiếu sự chuẩn bị để hội nhập trong thế giới toàn cầu hoá ngày hôm nay.
TS Huỳnh Trương Trúc qua bài "Công Chánh VN
trong bối cảnh toàn cầu hóa" đã nhấn mạnh đến việc chỉnh trang hạ tầng cơ sở vì đó là nhu cầu cần thiết để đáp ứng việc giao thương kinh tế. TS Trúc đã sơ lược về những phát triển của VN qua các đầu tư của nước ngoài trong công trình xây dựng đường cầu, đường bộ và xe lửa nhằm tạo những điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu buôn bán. Ðể cho cử toạ hiểu rõ hơn, TS đã đưa ra một bảng thống kê về quan hệ đầu tư nước ngoài và họ đã ảnh hưởng ít nhiều đến các hoạt động hạ tầng cơ sở tại Việt Nam.
Vào chiều thứ bảy, Giáo Sư Nguyễn thị Mộng Châu đã cho Ðại Hội hiểu được những cách thương lượng trong lãnh vực thương mại qua bài "Hội nhập kinh doanh quốc tế: Ảnh hưởng các yếu tố văn hóa xã hội trong các thương thuyết mậu dịch". GS cho cử toạ rõ thêm rằng, trong công việc buôn giao, càng ngày các kinh doanh quốc tế càng chú trọng hơn về văn hóa của mỗi dân tộc khi thương lượng. Có một điều, các nhà nghiên cứu đang bị bế tắc là chưa tìm ra một câu trả lời thoả đáng là "làm sao các nhà đầu tư nước ngoài có sự thương lượng với các hãng kinh doanh VN một cách hiệu quả nhất".
Ðề tài "Kinh nghiệm tranh cử tại địa phương" do tiến sĩ Tôn Thất Tuấn chia xẻ với Ðại Hội. Tiến sĩ đã trình bày những kỹ thuật tranh cử ở những địa hạt tại Luân Ðôn mà chính TS đã là một ứng cử viên. TS đã đề cập đến những ứng cử viên người Anh gốc ngoại quốc cũng đã thực hiện những kỹ thuật vận động khá hay và nhờ vậy mà họ đã thắng cử. Sau cùng TS cũng kêu gọi cộng đồng người Việt ở hải ngoại nếu có điều kiện thuận lợi thì cũng nên ra tranh cử để làm lợi cho cộng đồng Việt Nam.
Trước khi chấm dứt ngày thứ nhất của Ðại Hội là phần workshop dành cho tuổi trẻ: Giới trẻ VN muốn gì, khát khao gì trong cuộc sống? Sinh hoạt nầy thật sống động được chia thành 2 nhóm. Nhóm tiếng Anh và nhóm tiếng Việt. Các chuyên gia trẻ thảo luận rất sôi nổi. Vào tối thứ bảy đã có phần đúc kết. Ðồng thời anh Phan Ðinh Quốc, tổng thư ký của mạng lưới Tuổi Trẻ Lên Ðường đến từ Hoa Kỳ cũng đã sinh hoạt với các bạn trẻ trong kỳ ÐH nầy. Ngoại trừ những cuộc sống cá nhân, giới trẻ VN cũng cảm nhận được sự thiếu thốn về tinh thần VN, và khao khác được tham gia vào những hoạt động để giúp đỡ cộng đồng VN trong và ngoài nước. Sau khi đã thảo luận, tuổi trẻ Âu Châu đã nối vòng tay lớn hoà nhập vào giới trẻ Việt Nam trên toàn thế giới để đi đến kết quả là sự ra đời của một tổ chức trẻ của tuổi trẻ đó là "Tổng Hội Thanh Niên Âu Châu". Nhân dịp nầy Tổng Hội Thanh Niên đã đề cử những bạn trẻ đại diện cho Tổng Hội ở nước mình cư ngụ.
Ngoài ra anh Phan Ðinh Quốc cũng đã giới thiệu đến Ðại Hội Tuổi Trẻ Quốc Tế sẽ được tổ chức 3 ngày vào tháng 1 năm 2008 tại thủ đô Kualumpur, quốc gia Mã Lai Á. Anh cũng đã kêu gọi được mỗi Phân hội tại Âu Châu hỗ trợ chi phí tham gia ÐH cho một bạn trẻ đi tham dự ÐH Tuổi Trẻ tại Mã Lai Á sắp tới.
Cũng nhân dịp nầy một bạn trẻ tại Ðức đó là sinh viên Huỳnh Quốc Bảo đã tự đạo diễn quay một đoạn phim nói lên tiếng nói đòi Tự Do Dân Chủ cho Việt Nam của các bạn trẻ tại Ðức đã làm sống động chương trình sinh hoạt Ðại Hội. Mọi người vỗ tay khen ngợi nhiệt liệt và đặt những câu hỏi đối với bạn Huỳnh Quốc Bảo.
Trước khi bắt đầu phần sinh hoạt văn nghệ mừng Ðại Hội, KS Nguyễn Huy Sơn, thay mặt cho PH Ðức quốc trình bày "Việt Sữ Bằng Tranh", ấn bản mới. "Việt Sử Bằng Tranh" là một chương trình quý báu đã được HCGVN thực hiện bằng các thứ tiếng Việt, Anh, Pháp và hiện nay được phân hội Ðức Quốc tăng bổ phần Ðức ngữ. Ðây không phải chỉ là một trong những thành công của Hội Chuyên Gia Việt Nam, mà còn là một tài liệu quan trọng và bổ ích cho giới trẻ hải ngoại.
Vào ngày thứ hai của Ðại Hội, qua bài thuyết trình "Hiện trạng chất thải sinh hoạt và phương pháp xử lý rác tại Việt Nam', chị Nguyễn thị Ngọc Hương, cao học kinh tế, đã đưa ra một số thống kê về việc thải rác tại VN trong những năm qua, quá nhiều đến nổi làm ô nhiễm môi trường và chưa có biện pháp thích nghi nào có thể giải quyết. Chị Hương cũng đã dẫn chứng một sồ hình ảnh cụ thể nơi phế thải rác tại VN và phương pháp xử lý. Hiện tại có nhiều dự án với vốn đầu tư của các công ty nước ngoài để giải quyết vấn đề này, nhưng điều quan trọng nhất là tinh thần ý thức của ngưòi dân đóng một vai trò rất quan trọng trong vấn đề bảo vệ môi sinh.
BS Nguyễn Quốc Bảo sơ lược qua hệ thống y tế tại Việt Nam hiện nay. BS đã dẫn chứng một số dữ kiện về y tế hiện tại tại VN để cho tham dự viên có một cái nhìn cụ thể về VN. Bác sĩ cũng cho cử toạ xem một vài bệnh viện tại VN, số bệnh nhân quá nhiều mà số giường bệnh quá ít,
do đó việc điều trị cũng như sự nuôi dưỡng bệnh nhân còn quá yếu kém. Phòng của bệnh nhân quá chật hẹp, thiếu tiện nghi dành cho một người bệnh.
Suốt trong 2
ngày Ðại Hội, sau mỗi bài thuyết trình tham dự viên có khoảng một tiếng đồng hồ để đặt câu hỏi đối với thuyết trình viên hoặc đã có những ý kiến đóng góp trong tinh thần dân chủ và đã mang lại cho toàn thể tham dự viên ÐH những cái nhìn tổng quát về tình hình
xã hội, kinh tế, chính trị của VN trong việc hội nhập thế giới.
Trước khi có lời bế mạc Ðại Hội của anh Nguyễn Ngọc Danh, TS Tôn Thất Tuấn đã thay mặt BTC đúc kết lại những phần thuyết trình của ÐH giúp cho tham dự viên hiều rõ hơn về chủ đề và nội dung của Ðại Hội. Sau cùng, BTC trao quà lưu niệm cho thuyết trình viên và Ðại Hội chính thức được chấm dứt lúc 13:00 giờ ngày chủ nhật 19.8.2007 trong bầu khí vui tươi và lưu luyến.
(BTC ÐHCGVN Âu Châu 2007)
=END=
4- Diễn Ðàn Quốc Nội
- Báo Tuổi Trẻ, Giá Trị Của Tinh Thần Phản Biện
Trần Tiến Dũng (viết cho BBC từ Sài Gòn)
Sài Gòn hiện là trung tâm báo chí quan trọng nhất Việt Nam. Hàng ngày, tại thành phố miền Nam năng động này phát hành nhiều tờ nhật báo, như Sài Gòn Giải Phóng, Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Người Lao Ðộng... Trong số đó quan trọng nhất vẫn là Báo Tuổi Trẻ.
Báo Tuổi Trẻ không chỉ là một cơ quan ngôn luận của Thành Ðoàn, một đoàn thể quần chúng trực thuộc đảng bộ Cộng sản thành phố HCM. Tờ báo này thực chất đã là một tờ báo có tầm ảnh hưởng rộng và sâu với lượng phát hành lớn nhất nước.
Không phải lúc đầu thành lập, đảng, chính
quyền hay thậm chí là cơ quan chủ quản đã trao cho tờ báo này một tầm vóc quốc gia như vậy. Trải qua suốt các thời kỳ, chính nhờ những nỗ lực lớn lao của nhiều thế hệ làm báo đã đưa tờ báo này từ một bản tin nội bộ trở thành một cơ quan ngôn luận với uy tín là tiếng nói tiên phong nhất của báo chí Việt Nam.
Theo nhiều người, nhất là độc giả ở phía miền Nam, hàng ngày họ không biết báo Nhân Dân hay Sài Gòn Giải Phóng đưa tin gì, cái họ quan tâm là Tuổi Trẻ đưa tin gì, đánh bài gì.
Từ năm 1976, Tuổi Trẻ là một tờ báo qui tụ các cán bộ tuyên huấn từ phong trào sinh viên - học sinh nội thành Sài Gòn, và sau này bổ sung các cây viết từ Thanh Niên Xung Phong và các
phong trào thanh niên sau 1975. Chính những người thanh niên trưởng thành từ kinh nghiệm làm báo, viết báo dưới chế độ VNCH - một chế độ mà ngay trong điều kiện chiến tranh vẫn có bộ mặt của báo chí đối lập.
Dù không muốn nhưng dư luận trong báo giới vẫn phải thừa nhận là từ trường học báo chí tự do này đã tạo cho tờ Tuổi Trẻ phong cách riêng trong việc làm tin, bài và ngôn ngữ báo chí. Ngay đến cả cách tiếp cận, các đề tài nóng và cấm, Tuổi Trẻ vẫn cho thấy họ rất Sài Gòn trong cách thông tin. Ðặc thù thông tin này được hiểu là thoáng trong những giới hạn nghiệt ngã của nhiệm vụ.
Ðương nhiên trọng tâm báo
Tuổi Trẻ là hoàn thành nhiệm vụ chính trị dưới sự lãnh đạo toàn diện của đảng.
Từ giá trị đối lập tới tinh thần thông tin phản biện
Ủng hộ và phát động những phong trào hành động quần chúng khắc phục hậu quả chiến tranh những năm sau 1975, trong thời kỳ tối tăm nhất của cơ chế quan liêu bao cấp, báo Tuổi Trẻ luôn là nền tảng, mũi nhọn của dư luận ủng hộ chính sách đổi mới. Những tin bài có trọng tâm vào thời kỳ này đã phản ảnh sinh động thực tiễn để trong đảng và ngoài quần chúng có cơ sở lý luận, quyết tâm Ðổi Mới.
Không ai ngờ nghệch cho rằng báo Tuổi Trẻ là tờ báo đối lập. Nhưng người ta có cơ sở để hiểu. Kinh nghiệm trải qua thời kỳ đối lập trước 1975 đưa tới sự chọn lựa đường hướng, tuy không xuyên suốt, nhưng ở những thời điểm mà vận mệnh chế độ cần, báo Tuổi Trẻ quả thật mang tinh thần một tờ báo thông tin phản biện.
Không kể những gì tờ báo này đã làm được trong việc định hướng dư luận trong các lĩnh vực then chốt của chế độ, ngay cả cách thông tin hướng về số phận con người, tính dân tộc được đề cao hơn tính giai cấp ý thức hệ cũng đã giữ gìn và mở lại những cánh cửa giá trị bất biến.
Cả đến lý do thật mà các vị Tổng biên tập của tờ báo này trước đây bị cho thôi chức cũng đã minh chứng cho việc Tuổi Trẻ đã làm mọi cách có thể để giữ cho mình đường hướng giữa một bên là nhiệm vụ chính trị đảng giao, một bên là thiên chức của các nhà báo và tờ báo lớn.
Nhân sự kiện Báo Tuổi trẻ bị thay liền một lúc hai phó tổng biên tập kỳ cựu, ông V., một nhà văn nói với chúng tôi qua điện thoại: "Tất nhiên trong mọi hoàn cảnh, từ xưa đến nay, báo Tuổi Trẻ vẫn là tờ báo khai phá nhất."
Một cựu phóng viên Tuổi Trẻ, ngồi quán cà phê vỉa hè cho biết thêm: "Ông Huỳnh Sơn Phước và Quang Vĩnh vốn là linh hồn của tờ báo. Nhiều người muốn bứng họ đi từ lâu".
Nếu không có những phát ngôn gần đây: "Các tổng biên tập là người của Bộ Thông Tin -Truyền Thông sau này cắm ở từng tờ báo" của ông tân bộ trưởng, dư luận sẽ thấy chuyện này chỉ là việc miễn nhiệm hay bổ nhiệm công chức công chức bình thường của chế độ.
Sau những thành tựu về kinh tế, trước nhu cầu hình thành một xã hội dân sự, dân chủ, phải chăng tinh thần tiên phong của báo Tuổi Trẻ và một ít nhật báo lớn khác đã trở thành một mối quan ngại cấp bách và từ đó phải gia tăng áp đặt chuyên chế báo chí?
Những nhà báo từ phong trào đấu tranh sinh viên học sinh trước 1975 cuối cùng đã rời báo Tuổi Trẻ.
Người đọc sẽ chào thế hệ làm và viết báo Tuổi Trẻ khác. Sống dưới chế độ độc quyền thông tin, giữa một rừng các phương tiện truyền thông hiện đại, nghề báo cũng như công lý, không độc giả nào tin có chuyện trớ trêu rằng bài báo quan trọng nhất lại là bài báo bạn quyết định không viết ra.
=END=
5- Tài Liệu
- Dân Chủ Công Lý, Nhân Quyền Và Vấn Ðề Chính Danh
L.S. Nguyễn Hữu Thống
(Tài liệu này viết cho các Chiến Sĩ Dân Chủ ỡ trong nước đã dũng cảm đứng lên đấu tranh đòi Công Lý và Nhân Quyền).
Vấn đề chính danh được đặt ra nhân bài trao đổi ý kiến giữa một cơ quan truyền thông của Chính Phủ Hoa Kỳ là Ðài Á Châu Tự Do (ACTD) và Trung Tâm Việt Nam Về Nhân Quyền tại Pháp (TTVNNQ). Ðây là bản gợi ý và "trao đổi" quan điểm giữa một cơ quan truyền thông công và một hội nhân quyền tư nhân dịp Tòa Phúc Thẩm Saigon xử vụ kháng cáo của Bác Sĩ Lê Nguyên Sang. Bài trao đổi này được phát thanh hồi 6:30 sáng giờ Việt Nam ngày 17-8-2007 trước khi tòa khai mạc nhằm nhắn nhủ nhà cầm quyền Việt Nam qua Tòa Phúc Thẩm Saigon.
Trong lời mở đầu Ban Biên Tập Ðài ACTD gợi ý:
"Lần này Bác Sĩ Sang được hai luật sư bênh vực. Như vậy liệu đó có phải là một chỉ dấu báo hiệu có thể có một phúc quyết theo chiều hướng giảm án cho Bác Sĩ Sang hay không?"
Ðiều đáng lưu ý là
Ðài ACTD
chỉ kỳ vọng Tòa sẽ giảm án mà không yêu cầu Tòa hủy án sơ thẩm để tha bổng cho bị cáo. Theo luật pháp phổ thông tại các quốc gia văn minh, Bác Sĩ Sang không phạm tội hình sự nào dầu là tội chính trị hay tội thường phạm. Phát triển ý kiến của Ðài ACTD, Trung Tâm VNNQ cũng nhận định rằng "mục đích của vụ xét xử lại là để bảo đảm tìm ra công lý".
Viễn kiến hay ước vọng này có thể đúng tại Pháp hay Hoa Kỳ, nhưng nó không đúng ở Việt Nam. Vì các thẩm phán tòa án nhân dân chỉ học thuộc chữ "phạt",
chứ chưa học đến chữ "tha".
Vấn đề xét xử không có
gìụ phức tạp. Ai cũng biết, từ ngày thành lập, cũng như quốc hội, tòa án của Nhà Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và CHXHCNVN chỉ là công cụ của Ðảng CS với nghĩa vụ phải triệt để tuân hành chỉ thị của Ðảng.
Chỗ phức tạp là tại Việt Nam
ngày nay có hai loại luật pháp, một loại thực dụng là luật rừng xanh của chế độ XHCN, và một loại để làm cảnh là Luật Quốc Tế Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc.
Tuy nhiên, để bảo vệ chế độ dân chủ giả hiệu, Hiến Pháp Việt Nam đã ghi chép đầy đủ những nhân quyền và những quyền tự do cơ bản của người dân.
Có hai ngoại lệ là sự độc quyền tư tưởng và độc quyền lãnh đạo của Ðảng CS. Những quyền này được định chế hóa bởi một điều luật quái đản là Ðiều 4 Hiến Pháp. Ðiều 4 có tác dụng phủ nhận toàn diện và phá vỡ tất cả những định chế hiến pháp dân chủ liên quan tới 26 nhân quyền và những quyền tự do cơ bản của người dân mà nhân loại văn minh đã khổ công xây dựng từ mấy trăm năm nay.
Trên bình diện chính trị đó là quyền dân tộc tự quyết, quyền bình đẳng trước pháp luật, quyền bình đẳng cơ hội tham gia chính quyền, quyền tự do tuyển cử, tự do phát
biểu, tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền thông tin, quyền mít-tinh biểu tình, quyền tự do lập đảng, quyền khiếu nại khiếu tố, và quyền đối kháng là một quyền liên lập và liên
quan với quyền tự do lập đảng, tự do tuyển cử và quyền tham gia chính quyền.
Như vậy Ðiều 4 Hiến Pháp hiển nhiên
vi phạm Luật Quốc Tế Nhân Quyền.
Năm 1977 Việt Nam gia
nhập Liên Hiệp Quốc và có nghĩa vụ pháp lý phải tôn trọng, bảo vệ và thực thi những điều khoản nhân quyền trong Hiến Chương Liên Hiệp Quốc (1945), Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền (1948)
và Phụ Ðính Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền (1998).
Năm 1982 Việt Nam
tham gia Công Ước Quốc Tế về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị (Công Ước Dân Sự Chính Trị). Công Ước này đã được Chính Phủ ký kết và Quốc Hội phê chuẩn, nên có giá trị là một hiệp ước quốc tế và có hiệu lực pháp lý cao hơn luật pháp và hiến pháp quốc gia.
Chiếu Ðiều 2 Công Ước Dân Sự Chính Trị, các quốc gia hội viên Liên Hiệp Quốc tham gia Công Ước cam kết sẽ tôn trọng và bảo đảm thực thi những quyền tự do cơ bản được thừa nhận cho tất cả mọi người sống trong lãnh thổ quốc gia. Trong trường hợp những quyền tự do cơ bản ghi trong Công Ước chưa được quy định thành văn trong hiến pháp và luật pháp quốc gia (như quyền tự do tư tưởng), các quốc gia kết ước có nghĩa vụ phải ban hành các đạo luật bổ túc hay tu chính hiến pháp cho phù hợp với tinh thần và bản văn các điều khoản nhân
quyền của Công Ước để các quyền này được thực sự thi hành. Trong trường hợp quốc gia kết ước không quy định những quyền này trong hiến pháp hay luật pháp quốc gia thì những điều khoản về nhân quyền và về những quyền tự do cơ bản của người dân ghi trong Công Ước Dân Sự Chính Trị (như quyền tự do tư tưởng) vẫn có hiệu lực chấp hành và phải được áp dụng trước các tòa án quốc gia và quốc tế.
Quyền tự do tư tưởng được quy định trong Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền (Ðiều 18), và
trong Công Ước Dân Sự Chính Trị (Ðiều 18). Mặc dầu vậy, Ðiều 4 Hiến Pháp đã dành cho Ðảng CS độc quyền tư tưởng và buộc toàn dân phải theo chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh (nếu quả thật có loại tư tưởng này). Như vậy Ðiều 4 đi trái với tinh thần và bản văn Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và Công Ước Dân Sự Chính Trị.
Về mặt quốc tế công pháp, các Công Ước Quốc Tế như Hiến Chương Liên Hiệp Quốc và Công Ước Dân Sự Chính Trị là những hiệp ước quốc tế đã được quốc hội phê chuẩn nên có giá trị pháp lý cao hơn luật pháp và hiến pháp quốc gia. Do đó trong trường hợp có điểm mâu thuẫn giữa luật pháp quốc gia và Công Ước Quốc Tế thì tòa án phải tham chiếu và áp dụng những điều khoản của Công Ước Quốc Tế.
Ðiều 4 Hiến Pháp đi trái với quyền Dân Tộc Tự Quyết là quyền đã được ghi trong Hiến Chương Liên Hiệp Quốc (các Ðiều 1 và 55), Phụ Ðính Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền (Phần Mở Ðầu), Công Ước Dân Sự Chính Trị, và Công Ước Kinh Tế Xã Hội Văn Hóa (Ðiều Thứ Nhất).
Về mặt quốc nội, Dân Tộc Tự Quyết là quyền của người dân được tự do lựa chọn chế độ chính trị của quốc gia (như quân chủ lập hiến, tự do dân chủ hay xã hội chủ nghĩa), và được quyền tự do ứng cử hay bầu lên các đại biểu của mình trong chính quyền để thực thi chế độ đó. Cũng như Ðiều 2 Hiến Pháp Việt Nam, Tuyên Ngôn QuốcTế Nhân Quyền khẳng định rằng chủ quyền quốc gia thuộc về toàn dân (chứ không thuộc về Nhà Nước). Ðiều 21 viết: "ý nguyện của nhân dân là căn bản của quyền lực nhà nước". Biểu hiện cho quyền dân tộc tự quyết là quyền tự do lập đảng, quyền tham gia lãnh đạo nhà nước, quyền tự do tuyển cử và quyền đối kháng bạo quyền.
Hơn nữa, chiếu Ðiều 5 Công Ước Dân Sự Chính Trị, tòa án không được giải thích xuyên tạc luật pháp quốc gia hay Công Ước Quốc Tế để cho phép chính phủ hay tòa án làm những hành vi hay tuyên những bản án nhằm phủ nhận hay tước đoạt của người dân những quyền tự do cơ bản đã được luật pháp quốc gia và Công Ước Quốc Tế thừa nhận. Trong hiện vụ đó là những quyền tự do cơ bản như quyền dân tộc tự quyết, quyền tự do tư tưởng, tự do phát biểu, tự do lập hội và lập đảng, tự do tuyển cử, quyền đối kháng và quyền bình đẳng cơ hội tham gia chính quyền.
Hơn nữa, Ðiều 4 Hiến Pháp
còn vi phạm ngay cả Hiến Pháp.
Với chính sách ngụy dân chủ và giả nhân giả nghĩa, Quốc Hội đã quy định trong Hiến Pháp hầu hết các nhân quyền và các quyền tự do cơ bản của người dân, như quyền tự do tôn giáo (Ðiều 70), quyền bình đẳng trước pháp luật (Ðiều 52), quyền bình đẳng cơ hội tham gia chính quyền (Ðiều 53),
quyền tự do bầu cử và ứng cử (Ðiều 54), quyền tự do đi lại và cư trú (Ðiều 68), quyền tự do phát biểu, tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền thông tin, quyền tự do hội họp, tự do lập hội, quyền biểu tình (Ðiều 69), quyền được suy đoán là vô tội (Ðiều 72), quyền khiếu nại, khiếu kiện các cơ quan chính phủ khi có sự lạm quyền phi pháp (Ðiều 74) v...v...
Như vậy Ðiều 4 Hiến Pháp đã phản lại Hiến Pháp vì đã đi trái với các điều khoản hiến pháp cơ bản như các Ðiều 2, 3,
6, 8, 11, 52, 53, 54, 68, 69, 70, 72, 74....
Thật vậy:
Theo Ðiều 2 Hiến Pháp
"Nhà Nước thuộc về nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân", chứ không thuộc về Ðảng CS. Ðiều 21
Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền cũng quy định như vậy: "Ý nguyện của nhân dân là căn bản của quyền lực nhà nước".
Hiện nay số đảng viên CS chỉ được 2% hay 3% dân số Việt Nam. Và khối đông đảo trên 97% nhân dân Việt Nam không được quyền tham gia vào guồng máy lãnh đạo quốc gia. Ðó là một điều bất công, phi lý và phi pháp.
Theo Ðiều 3 Hiến Pháp
"Nhà Nước bảo đảm quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân, và nghiêm trị mọi hành động xâm phạm những quyền và lợi ích của nhân dân". (dầu rằng kẻ xâm phạm chính lại là Ðảng CS).
Theo Ðiều 6 Hiến Pháp
"nhân dân sử dụng quyền lực Nhà Nước thông qua Quốc Hội là cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân bầu ra và chịu trách
nhiệm trước nhân dân". Do đó Quốc Hội không
thể là sản phẩm và công cụ của Ðảng CS. Trên thực tế, bằng gian lận và cưỡng bách, Ðảng CS đã dựng lên các quốc hội tay sai trong chính sách "Ðảng cử Dân bầu".
Quốc Hội đã ghi chép Ðiều 4 Hiến Pháp nguyên văn từ Ðiều 6 Hiến Pháp Liên Xô để giành độc quyền lãnh đạo cho Ðảng CS. Ðó không phải là ý chí và nguyện vọng của nhân dân Việt Nam.
Hơn nữa Quốc Hội của nhân
dân phải sinh hoạt theo nguyên tắc dân chủ pháp trị, chứ không theo nguyên tắc "dân chủ tập
trung" phản dân chủ.
Theo Ðiều 8 Hiến Pháp
"các cơ quan nhà nước, cán bộ viên chức nhà nước phải tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân
dân... (không được) quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham
nhũng". Ðây chỉ là những mỹ từ để tuyên truyền và du mị nhân dân, "nói vậy mà không phải vậy".
Theo Ðiều 11 Hiến Pháp
"công dân thực hiện quyền làm chủ của mình bằng cách tham gia công việc của Nhà Nước". Muốn thế phải thiết lập chế độ dân chủ pháp trị để Dân được quyền làm chủ Nhà Nước, và bãi bỏ chế độ độc tài đảng trị, bãi bỏ Ðiều 4 Hiến Pháp, theo đó Ðảng độc quyền lãnh đạo Nhà Nước và xã hội.
Theo Ðiều 52 Hiến Pháp
"mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật." Do đó Nhà Nước không được phân biệt kỳ thị về lập trường và chính kiến giữa các đảng đối lập và đảng cầm quyền, cũng như không được coi những người ngoài Ðảng là công dân bậc hai không có quyền ứng cử và không có quyền tham gia chính quyền.
Theo Ðiều 53 Hiến Pháp
"công dân có quyền tham gia quản lý Nhà Nước" bằng cách hành sử quyền tự do lập đảng, tự do tuyển cử và quyền bình đẳng cơ hội tham gia chính quyền là những hình
thức của quyền Dân Tộc Tự Quyết.
Theo Ðiều 54 Hiến Pháp
"công dân được quyền bầu cử và ứng cử vào Quốc Hội". Do đó Ðảng CS không được tước đoạt quyền tự do bầu cử và tự do ứng cử của công dân bằng chính sách "đảng cử dân bầu".
Theo Ðiều 69 Hiến Pháp,
"công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền thông tin, quyền biểu tình, tự do hội họp và lập hội", lập hội dân sự như công đoàn độc lập và hội chính trị như các chính đảng.
Những điều khoản hiến pháp cơ bản nói
trên tuyên dương quyền Dân Tộc Tự Quyết, quyền lập đảng, quyền đối kháng, quyền bình đẳng cơ hội tham gia chính quyền và quyền tự do tuyển cử của công
dân. Vì Nhà Nước thuộc về nhân dân, nên chỉ nhân dân mới có thẩm quyền lãnh đạo và quản lý Nhà Nước, Ðảng CS không thể tự ban cho mình quyền này bằng cách ghi Ðiều 4 vào Hiến Pháp. Như vậy khi dành độc quyền lãnh đạo Nhà Nước cho Ðảng CS, Ðiều 4 đã tước đoạt của nhân dân tất cả những quyền tự do cơ bản như tự do thân thể, tự do tinh thần, tự do chính trị kể cả những quyền dân sự, kinh tế, xã hội và văn hóa.
Vì những lý do nêu trên Ðiều 4 phải bị hủy bỏ vì nó vi
phạm Công Ước Dân Sự Chính Trị Liên Hiệp Quốc dồng thời vi phạm Hiến Pháp Việt Nam. Về mặt chính trị nó đi trái với tinh thần và bản văn của các Ðiều 2, 3, 6, 8, 11, 52, 53, 54 và 69 Hiến Pháp.
Trên thực tế nó đã tiêu hủy tất cả 26 quyền dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa của người dân.
Bác Sĩ Lê Nguyên Sang là một thành
viên lãnh đạo Ðảng Dân Chủ Nhân Dân đối lập với Ðảng CS. Ông đã rải hàng ngàn truyền đơn tại Saigon đòi xóa bỏ Ðiều 4 Hiến Pháp. Mục đích để phục hồi cho người dân những nhân quyền và những quyền tự do cơ bản ghi trong Hiến Pháp và Công Ước Dân Sự Chính Trị mà Việt Nam đã ký kết tham gia. Hành động này được bảo vệ bởi Ðiều 69 Hiến Pháp quy định quyền tự do lập hội, tự do phát biểu. Nó không cấu thành tội hình sự nào. Cũng vì vậy bị cáo không nhận tội. Trong trường hợp này Ðài Á Châu Tự Do phải yêu cầu Tòa Phúc Thẩm Saigon hủy án sơ thẩm thay vì chỉ xin giảm án. Vì xin giảm án có nghĩa là nhận tội, chỉ xin tòa khoan hồng. Mà nếu bị cáo nhận tội, Tòa án có quyền tự hào đã truy tố bị cáo đúng luật về tội tuyên truyền chống Nhà Nước. Việc này đi trái luật pháp, trái với lập trường và lời khai của Bác Sĩ Lê Nguyên Sang.
Những người có kinh nghiệm cộng sản không bao giờ dám tin vào lời hứa hẹn, cam kết hay
"thiện chí" của người cộng sản.
Và mặc dầu Chính Phủ Hoa Kỳ không chủ trương
can dự vào việc xét xử của tòa án, trong vụ nàyĩ, Ðảng CS vẫn có thể giảo hoạt tuyên truyền xuyên tạc như sau: "Do lời thỉnh cầu của người phát ngôn tại Hoa Thịnh Ðốn, Tòa
Phúc Thẩm Saigon đã kéo dài phiên xử thêm mấy tiếng đồng hồ để cho các luật sư biện hộ có đủ thời gian tự do tranh luận trước tòa. Thể theo lời yêu cầu giảm án của cơ quan truyền thanh Hoa Kỳ, Tòa Phúc Thẩm đã khoan hồng miễn cho bị cáo 1 năm thụ hình. Hành vi này biểu hiện tinh thần hợp tác và
hòa giải giữa hai nước. Dư luận thế giới sẽ hài lòng công nhận rằng tại Việt Nam ngày nay đã có những chỉ dấu báo hiệu một nền công lý dân chủ đang ra đời v...v... và v...v..."
Trong hiện vụ, trước Tòa Phúc Thẩm, Bác Sĩ Lê Nguyên Sang bị kết án 4 năm tù thay vì 5 năm, và tỷ lệ giảm án là 20%. Ðiều này không làm vừa lòng một ai.
Hơn nửa tỷ lệ giảm án 20%
thật quá khiêm tốn. Ðó chỉ là giảm án chiếu lệ cho vừa lòng người thỉnh nguyện. Năm 1993, Giáo Sư Ðoàn Viết Hoạt bị kết án 20 năm tù về tội (cưỡng ép) phản nghịch (hành động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân). Sau khi kháng cáo, hình phạt tù đã giảm xuống còn 15
năm, và tỷ lệ giảm án là 25%. Năm 2003, Ký Giả Nguyễn Vũ Bình bị tòa sơ thẩm kết án 12 năm tù về tội (lố bịch) gián điệp. Trong vụ kháng cáo, tòa phúc thẩm đã giảm án xuống còn 7
năm, và tỷ lệ giảm án là hơn 40%.
Về mặt thụ hình,
trong các dịch vụ trao đổi với Hoa Kỳ và các cường quốc Tây Phương, nhà cầm quyền Hà Nội thường ký lệnh đặc xá các tù nhân lương tâm. Ðầu thập niên 1990, trong những năm 1991,
1992 và 1993 Tòa Án Saigon đã tuyên nhiều hình phạt rất nặng, tới 20 năm tù đối với Bác Sĩ Nguyễn Ðan Quế và Phi Công Lý Tống, và 15 năm tù đối với Giáo Sư Ðoàn Viết Hoạt. Vậy mà năm 1998, dưới áp lực quốc tế, cả ba người cùng được trả tự do một ngày. Và tỷ lệ giảm thụ hình là từ 50, 60 tới 70%.
Do đó sự giảm án 20% cho Bác Sĩ Sang không có gì đáng khích lệ. Ðó chỉ là một cử chỉ ngoại giao hay một thủ đoạn chính trị nhằm lợi dụng thời cơ.
Cùng đứng trong chiến tuyến những người quốc gia theo chủ nghĩa dân tộc, ngưới viết biết rõ vị luật sư phụ trách Trung Tâm Việt Nam về Nhân Quyền có lập trường dứt khoát chống độc tài bằng mọi giá.
Trong bài trao đổi quan điểm với Ðài Á Châu Tự Do, ông đã lên án "pháp luật của chế độ XHCN nhằm bảo vệ độc tài đảng trị. Nhà Nước XHCN đã tự nguyện cam kết áp dụng Luật Quốc Tế Nhân Quyền ở Việt Nam từ đầu thập niên 80, nhưng đến nay cứ lần lữa không chịu áp dụng. Vì vậy dân chúng ở trong nước đủ mọi tầng lớp đã đứng lên đòi áp dụng, người Việt ở hải ngoại đồng thanh với dư luận quốc tế làm áp lực buộc nhà cầm quyền Hà Nội phải đưa luật quốc tế về nhân quyền vào luật quốc nội. Bác Sĩ Sang kháng cáo là để đòi được hưởng nền công lý dân chủ trên cơ sở luật quốc tế về nhân quyền mà nhà cầm quyền Hà Nội đã gạt bỏ để thay thế bằng nền công lý của độc tài phi nhân quyền. Xét vấn đề dưới góc cạnh tội phạm chính trị thì Bác Sĩ Sang không thể bị ghép vào tội chống nhà nước được".
Trong phần kết luận, ông khuyến cáo nhà cầm quyền Hà Nội "nếu chưa thể thay thế được cả hệ thống pháp luật độc tài thì hãy thôi áp dụng pháp luật lỗi thời ấy để đừng đàn áp dân chủ nữa. Ðã đến lúc nhà cầm quyền Hà Nội không nên cố thủ trong ngõ cụt pháp lý. Hiến pháp vừa công nhận dân chủ vừa mở đường cho luật pháp thực định triệt tiêu dân chủ. Phải có hành động đột phá tìm xuất lộ triển hóa dân chủ. Ðây chẳng qua chỉ là việc gia nhập dòng biến chuyển không thể cưỡng của thời đại"...
Dầu sao, rất có thể với sức lôi cuốn của lời nói, các ngôn từ phát thanh của diễn giả đôi khi không chính xác và không
phản ảnh trung thực ý nghĩ và tư tưởng của người phát ngôn.
Thay vì nói có hai nền công lý và hai thứ luật nhân quyền, diễn giả có thể nói có hai thứ pháp quyền, một là hệ thống luật pháp tòa án trong chế độ Dân Chủ Pháp Trị để thực thi Nhân Quyền và ban phát Công Lý cho người dân, và một hệ thống luật pháp tòa án trong chế độ Ðộc Tài Toàn Trị của Ðảng CS. Và thứ pháp quyền sau này không đem lại công lý cho người dân. Kinh nghiệm cho biết không thể có "công lý của độc tài". Vì hễ có độc tài là có bất công, có bất công thì không còn công lý.
Công lý độc tài là thứ công lý chính trị hóa. Nếu chính trị đi vào pháp đình thì công lý phải ra đi. Cho nên không thể có công lý độc tài hay công lý của độc tài. Thực chất nó không phải là công lý mà là bất công, dùng bạo lực của luật rừng xanh và tòa án của loài đại thử (kangaroo) để tuyên những bản án bất công phi pháp. Nhiệm vụ của nó là chấp hành chỉ thị của Ðảng CS trong việc đàn áp khủng bố những công dân lương thiện có lòng với đất nước và có dũng cảm đứng lên đấu tranh đòi Dân Chủ, Công Lý và Nhân Quyền.
Trong thời gian vừa qua, kể từ tháng 11-2006, sau Hội Nghị Kinh Tế Á Châu Thái Bình Dương, trước sự tăng gia hoạt động của các chiến sĩ dân chủ ở trong nước, Ðảng CS đã bắt giữ, truy tố và kết án hơn 20 người đối kháng. Trong vòng 45 ngày, từ 30-3-2007 đến 15-5-2007, các Tòa Án Huế, Ðồng Tháp, Saigon và Hà Nội đã tuyên phạt 15 tù nhân lương tâm 66 năm tù về những tội bịa đặt giả tạo như tuyên truyền chống nhà nước và phá hoại chính sách đoàn kết quốc gia. Trong đợt khủng bố này có 7 Luật Sư bị bắt giữ, truy tố hay kết án là Nguyễn Văn Ðài, Lê Thị Công Nhân, Trần Quốc Hiền, Nguyễn Bắc Truyển, Lê Quốc Quân, Trần Thị Thùy Trang và Bùi Thị Kim Thành.
Song hành với Tòa Án công cụ, Công An vũ phu đã xua đuổi và bắt hốt hàng ngàn dân oan thuộc các thành phần nông dân nghèo khổ tại hai miền Nam, Bắc đứng lên đòi Quyền Sống và Tài Sản, đòi Công Lý và Công Bằng.
Ðợt đàn áp khủng bố đại quy mô này đạt tới mức cao điểm chưa từng thấy từ đầu thập niên 1990 khi Liên Bang Sô Viết sụp đổ. Nó hiển nhiên không phải là chỉ dấu báo hiệu một nền công lý dân chủ đang hình thành tại Việt Nam.
Do đó vấn đề Chính Danh phải được đặt ra.
Có Chính Danh mới có Chính Nghĩa. Người xưa nói:"Danh có chính thì ngôn mới thuận, ngôn có thuận thì việc mới thành."
Quan niệm Chính Danh
do các nhà hiền triết Ðông Phương đề xướng từ 2500 năm để phân biệt trắng đen, phải trái, chính tà và thiện ác. Ngày nay, hơn bao giờ hết, nó có
tính thời sự. Vì với chính sách tuyên truyền dối trá và giả nhân giả nghĩa, Cộng Sản nói một đàng làm một nẻo. Nói
Dân Chủ, làm độc tài. Nói Công Lý, làm bất công. Nói Nhân Quyền, viết Sách Trắng về Nhân Quyền, lại khinh
miệt, phủ nhận và chà đạp nhân quyền. Nói tự do tuyển cử lại tổ chức bầu cử gian lận bằng cấm đoán và cưỡng ép để có một quốc hội Dân bầu Ðảng cử. Ðàn áp khủng bố lại nói là để bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng. Lạm quyền, tham nhũng, bóc lột và tước đoạt ruộng đất của nông dân lại nói là để phát triển kinh tế, xây dựng xã hội v... v...
Trong thời vàng thau lẫn lộn, quan
niệm Chính Danh phải được triệt để tôn trọng để phủ nhận cái gọi là "dân chủ tập trung", "pháp quyền XHCN", "công lý độc tài" hay "nhân quyền cộng sản".
Vì nếu độc tài cộng sản cũng có dân chủ, công lý và nhân quyền thì chúng ta không có lý do gì để đứng lên tố cáo, đòi thay thế và giải thể chế độ CS hầu đem lại tự do dân chủ và công bằng xã hội cho người dân.
Do đó chúng ta phải phân biệt giữa Dân Chủ Pháp Trị và Ðộc Tài Ðảng Trị, giữa Công Lý
và Bất Công (hay thứ công lý giả hiệu mệnh danh là "công lý độc tài"). Cũng trong
chiều hướng đó chúng ta chỉ chấp nhận một loại Nhân Quyền theo tinh thần và bản văn của Luật Quốc Tế Nhân Quyền, và bác bỏ thứ "nhân quyền cộng sản" trong Sách Trắng về Nhân Quyền.
Ðặc tính của nhân
quyền được khai triển trong Phụ Ðính Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền do Liên
Hiệp Quốc công bố năm 1998 nhân dịp kỷ niệm 50 năm ban hành Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền (1948).
Phần Mở Ðầu Tuyên
Ngôn Phụ Ðính viết:
"Cần nhắc lại rằng nhân
quyền và những quyền tự do cơ bản có tính toàn cầu, bất khả phân, liên lập và liên quan với nhau, nên phải được đề xướng và thực thi công bằng và đồng đều, sự thực thi quyền này không gây trở ngại cho sự thực hiện quyền kia.
Nhấn mạnh rằng Nhà Nước có trách nhiệm tiên khởi và có nghĩa vụ phải đề xướng và bảo vệ nhân quyền và những quyền tự do cơ bản".
Những quyền này được ghi trong Luật Quốc Tế Nhân Quyền như Hiến Chương Liên Hiệp Quốc, Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và Tuyên Ngôn Phụ Ðính, cũng như trong Công Ước Quốc Tế về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị, và Công Ước Quốc Tế về Những Quyền Kinh Tế Xã Hội và Văn Hóa. Căn cứ vào tinh
thần và bản văn Luật Quốc Tế Nhân Quyền (International Bill of Human Rights), tất cả các quốc gia hội viên
Liên Hiệp Quốc, đặc biệt là các quốc gia đã ký kết tham gia Công Ước Dân Sự Chính Trị, chỉ có thể chấp nhận một loại nhân quyền duy nhất áp dụng trên toàn cầu cho tất cả mọi người.
Trong hiện vụ, muốn đòi Công
Lý và Nhân Quyền, chúng ta phải khẳng định rằng Bác Sĩ Sang không phạm tội hình sự nào dầu là tội chính trị hay tội thường phạm. Ông chỉ hành sử hợp pháp quyền tự do phát biểu và tự do lập đảng là những quyền đã được thừa nhận trong Hiến Pháp Việt Nam và Công Ước Dân Sự Chính Trị.
Về mặt thủ tục pháp
lý, chúng ta không thể đòi hỏi tòa án phải xét xử những vụ án chính trị khác với những vụ thường phạm. Tại các nước dân chủ văn minh, những tội chính trị (như phản nghịch) vẫn được xét xử như những tội thường phạm (như cố sát). Cũng vẫn do tòa đại hình đó, theo luật hình đó, và theo thủ tục tố tụng đó. Chỉ có một trường hợp đặc biệt là, chiếu Công Ước Nhân Quyền của các Quốc Gia Châu Mỹ (American Convention on Human Rights), các tù nhân chính trị không thể bị kết án tử hình tại các quốc gia hội viên chưa bãi bỏ hình phạt tử hình.
Cho đến nay trong hệ thống tổ chức tư pháp quốc gia, chỉ có những loại tòa án dành riêng cho thiếu nhi hay quân nhân, chứ không có
tòa án dành cho các tội chính trị. Các tù nhân chính trị như Nguyễn Ðan Quế, Ðoàn Viết Hoạt, Nguyễn Ðình Huy (bị truy tố về tội phản nghịch), hay Nguyễn Khắc Toàn, Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Vũ Bình (bị truy tố về tội gián điệp) đều bị xét xử tại các tòa án đại hình áp dụng luật hình sự và luật tố tụng hình sự chung cho tất cả các loại tội trạng.
Sự phân biệt giữa tội chính
trị và tội thường phạm chỉ được nêu ra trước các Tòa Án Dẫn Ðộ Quốc Tế (Extradition Court). Mới đây, ngày 2-4-2007,
Tòa Phúc Thẩm Bangkok đã tuyên phán quyết hủy bản án Tòa Sơ Thẩm truyền dẫn độ Lý Tống về Việt Nam.
Trong một phúc quyết ngắn gọn, Tòa Phúc Thẩm tuyên phán rằng việc Lý Tống rải truyền đơn chống chính phủ trên không phận Saigon là một hành động chính trị, và tội trạng, nếu có, chỉ có thể là một tội chính trị không được dẫn độ. Theo quốc tế công pháp các chính phủ không thể đòi dẫn độ các bị cáo nhằm mục đích đàn áp đối lập chính trị.
Theo Hình Luật Việt Nam,
các tội chính trị là những tội nghiêm trọng nhất mệnh danh là "đặc biệt nguy hiểm xâm phạm an ninh quốc gia" như phản quốc, phản nghịch và gián điệp với hình phạt đến tử hình.
Vả lại tòa án Việt Nam
không công nhận có các tội chính trị và cũng không công nhận có các tù nhân chính trị.
Năm 1990 Bác sĩ Nguyễn Ðan Quế bị bắt giữ và kết án 20 năm tù về tội phản nghịch sau
khi phổ biến Lời Kêu Gọi của Cao Trào Nhân Bản đòi hủy bỏ chế độ độc quyền lãnh đạo của Ðảng CS để thực thi quyền dân tộc tự quyết.
Cuối năm 1991 Hội Ân Xá
Quốc Tế đệ đơn trước Ủy Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc khiếu nại Chính Phủ Hà Nội đã giam giữ trái phép Bác Sĩ Quế.
Ðể trả lời đơn
khiếu nại, Chính Phủ Hà Nội đã đệ nạp vào hồ sơ bản biện minh vớiù phần chủ văn như sau: "Tòa Án Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí Minh đã phạt Quế 20 năm tù vì đã có hành động nhằm lật đổ chính phủ. Ông ta không phải là tù nhân chính trị mà cũng không bị giam giữ trái
phép".
Theo lời yêu cầu của Hội Ân Xá
Quốc Tế, và nhân danh Hội Luật Gia Việt Nam tại California, ngày 10-10-1992, người viết đã đệ trình bản Biện Minh Trạng phúc đáp để bác khước lập luận của nhà cầm quyền Hà Nội. Và ngày 30-4-1993, Ủy Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, qua Khối Công
Tác về Giam Giữ Ðộc Ðoán, đã tuyên Nghị Quyết lên án sự bắt giam Bác Sĩ Nguyễn Ðan Quế là độc đoán. Với Nghị Quyết này, Liên Hiệp Quốc xác nhận rằng hành động của Bác Sĩ Nguyễn Ðan Quế không cấu thành một tội hình sự nào, dầu là tội chính trị hay tội thường phạm.
Trong vụ án Bác Sĩ Lê
Nguyên Sang, một tòa án độc lập và công minh cũng sẽ tuyên phán theo chiều hướng bản Nghị Quyết ngày
30-4-1993 của Ủy Ban Nhân Quyền LHQ về vụ Hội Ân Xá Quốc Tế khiếu nại Nhà Nước CHXHCN Việt Nam đã bắt giam độc đoán Bác Sĩ Nguyễn Ðan Quế.
Và như vậy là Công Lý.
L.S. Nguyễn Hữu Thống, 27-8-2007
=END=
6- Tạp Chí Á Châu
- Nhật Muốn Tăng Cường Hợp Tác Với Các Quốc Gia Tôn Trọng Nhân Quyền
Minh Dũng
(VNN)
Ngày 19 tháng 8 vừa qua, Thủ tướng Nhật, ông Abe đã cùng phu nhân lên đường công du ba nước Á châu đó là Indonesia, Indo và Malaysia.
Mặc dù lịch trình làm việc ở trong nước của ông Abe rất bận rộn vì vừa phải lo cải tổ nội các vừa phải lo chuẩn bị đối đầu với các đảng đối lập trong khóa họp Quốc hội vào tháng 9, nhưng ông Abe vẫn phải lên đường cho thấy chuyến công du này rất quan trọng đối với chính sách ngoại giao của Nhật.
Tại Indonesia,
Thủ tướng Abe đã nói rằng quốc gia nào thật sự tôn trọng nhân quyền và đẩy mạnh việc dân chủ hóa đất nước và điều hành quốc gia theo đúng luật pháp chắc chắn sẽ đem lại nhiều lợi ích và Nhật muốn tăng cường hợp tác với quốc gia đó. Thủ tướng Abe tuyên bố Nhật ủng hộ Hiến chương mới của ASEAN vì hiến chương này cho phép các thành viên
lên tiếng chỉ trích bất kỳ quốc gia nào vi phạm nhân quyền mà không sợ bị nói là xen vào chuyện nội bộ nước khác.
Từ trước đến nay, Tokyo hầu như không muốn đặt thẳng các vấn đề dân chủ hóa đất nước, tôn trọng nhân quyền và tuân thủ luật pháp đối với các quốc gia mà Nhật đang bang giao, thế mà lần này Thủ tướng Abe lại công khai nêu ra những điều này và biết chắc sẽ bị Trung quốc, Miến Ðiện và Việt Nam phản đối mạnh. Ðiều này cho thấy chính sách ngoại giao của Nhật đã có sự thay đổi.
Theo các nhà phân tích về đường lối ngoại giao của Nhật thì Miến Ðiện là nước phản đối mạnh về việc ASEAN sẽ ban hành một Hiến chương mới, Việt Nam ở vào cái thế không dám phản đối ra mặt được nhưng đang tìm cách cản mủi kỳ đà và Lào thì chạy theo Việt Nam. Trung quốc lẽ đương nhiên không muốn một Hiến Chương ASEAN như thế thành hình và đang cùng với ba nước Miến Ðiện Việt Nam và Lào tìm cách ngăn chận. Nhật Bản đưa ba vấn đề trên vào thời điểm này là để trợ lực cho các nước còn lại ở trong ASEAN như Indonesia, Philippines,
Singapore, Malaysia...là những quốc gia muốn ban hành bản Hiến Chương mới của ASEAN vào năm 2015. Mọi việc đang tiến hành tốt đẹp, nhưng như thế không có nghĩa là Nhật đã lôi kéo được các quốc gia này theo mình, tuy nhiên ít
ra cũng cho thấy đã tách được phần nào ảnh hưởng của Trung quốc đối với các nước đó.
Thêm một lý do nữa là hiện nay đảng cầm quyền của ông Abe đang bị đảng đối lập Dân Chủ, đảng đối lập chỉ trích nặng nề về việc kế thừa chính sách ngoại giao đem tiền đi vung mà rút cuộc chẳng có tiếng nói mạnh đối với các quốc gia mà Nhật viện trợ.
Về phía các
bình luận gia mặc dù đánh giá cao về những lời tuyên bố của ông Abe, nhưng vẫn còn dè dặt vì cho rằng liệu chính quyền Abe có thật sự dám làm theo điều mà mình đã tuyên bố hay không. Ðây là giai đoạn thử lửa vì chắc chắn Trung quốc sẽ tìm đủ mọi cách chống đối.
Nếu chính quyền Abe thực thi đường lối ngoại giao này thì chính quyền CSVN chắc chắn ở vào thế kẹt vì không chịu cải thiện tình trạng vi phạm nhân quyền và thực hiện việc dân chủ hóa đất nước thì khó mà có thể nhận tiền viện trợ của Nhật như trước kia được nữa. Hà Nội sẽ tìm cách ngụy biện về chuyện này trong chuyến đi Nhật của ông Nguyễn Minh Triết vào tháng 11 sắp tới, nhưng cộng đồng người Việt tại Nhật của chúng ta chắc chắn sẽ không để cho ông Triết múa gậy vườn hoang, cương quyết tố cáo với người dân Nhật và thế giới về những hành động vi phạm nhân quyền, đàn áp đối lậi của tập đoàn lãnh đạo đảng CSVN.
***
Các nhà dân chủ Trung Quốc: "Nên Chú Tâm Vào Việc Cải Thiện Nhân Quyền Hơn Là Rầm Rộ Quảng Cáo Olympic."
Mặc dù chính
quyền Bắc Kinh kiểm soát gắt gao hệ thống Internet, nhưng vào tuần qua, trên một số mạng Internet ở Trung quốc, người ta đọc được một bức thư ngỏ với tên tuổi và địa chỉ thật của hơn 40 học giả, trí thức và những nhà dân chủ nổi tiếng ở Trung quốc gởi ông Hồ Cẩm Ðào yêu cầu nên chú tâm vào việc cải thiện nhân quyền hơn là quảng cáo rầm rộ về chuyện tổ chức Olympic. Thật ra bức thư ngỏ này đã được gởi vào ngày 7 tháng 8 năm 2007 (tức là còn đúng một năm Olympic Bắc Kinh khai diễn) bằng đường bưu điện, nhưng vì không thấy chính quyền lên tiếng trả lời nên những người ký tên trong bức thư ngõ đó buộc lòng phải đưa lên mạng để loan báo cho mọi người biết.
''Một thế giới, một giấc mơ'' là câu khẩu hiệu của Olympic Bắc Kinh 2008 được đem ra hỏi ông Hồ Cẩm Ðào là giấc mơ cho ai? Nếu bảo là giấc mơ của tầng lớp lãnh đạo hay giai cấp tư bản đỏ thì đúng chứ chẳng bao giờ là giấc mơ của đại đa số người dân Trung quốc. Người dân chỉ ước mơ những điều thật nhỏ nhoi nhưng rất căn bản cho đời sống một con người mà vẫn không bao
giờ có kể từ khi đảng cộng sản lên nắm quyền ở đất nước này, như quyền được pháp luật bảo vệ thực sự, quyền được tự do sinh sống ở bất kỳ nơi đâu trên đất nước của mình, quyền được phát biểu ý kiến, quyền chỉ trích những chuyện sai lầm của đảng và nhà nước...Khi mà tình trạng nhân quyền không được cải thiện, những tiếng nói đối lập còn bị đàn áp thì những giấc mơ mà đảng đưa ra chỉ là giấc mơ hảo huyền. Ðây không phải là điều suy luận mà đã được thực tế chứng minh.
Ông Ðặng Hiểu Ba, một trong những người ký tên trong bức thư ngỏ đó đã viết một bài luận văn qua đề tài ''Chính trị hóa Olympic'' tạo nhiều sự quan tâm của dư luận thế giới. Trong bài viết này đã khẳng định rằng chính quyền cộng sản Trung quốc đang cố tạo thành tích cho mình qua việc tổ chức Olympic Bắc Kinh 2008 để duy trì thể chế độc tài bất chấp sự thống khổ của người dân vì bị trưng thu đất đai mà không được bồi thường thỏa đáng, gây ô nhiễm môi trường trầm trọng.
Một số Ủy viên Olympic Thế giới, không muốn nêu tên, khi đọc được bài luận văn này đã phát biểu cảm tưởng của mình như sau: "Có một số vấn đề mà bài luận văn nêu ra quả thật rất đáng quan tâm, nhưng bây giờ đã quá trễ, không thể nào đình chỉ được. Nếu vấn đề này được nêu ra trước khi bỏ phiếu thì chưa chắc Bắc Kinh được chọn làm nơi tổ chức Olympic mùa hè 2008. Ðây là bài
học quý giá
cho tổ chức IOC, từ đây phải cẩn trọng hơn nữa trong việc xét đơn đối với các nước muốn đăng quang tổ chức Olympic, nhất là các nước độc tài đảng trị."
Vì bức thư ngỏ này có nhiều sự đồng tình của dư luận trong và ngoài nước khiến cho chính quyền Bắc Kinh cay cú nên đã ra lệnh cho công an lập những trạm canh gác trước cửa nhà của tất cả những người đã ký tên trong lá thư ngỏ đó, cấm không cho rời khỏi nhà nửa bước với bất cứ lý do gì và đương nhiên chẳng một ký giả nước ngoài nào được đến tiếp xúc. Các nước Âu Mỹ đã lên tiếng chỉ trích về hành động đàn áp này của Bắc Kinh, ngoài ra một số quốc gia còn tuyên bố rằng nếu không chấm dứt việc đàn áp những tiếng nói chân chính thì chưa chắc họ gởi lực sĩ đến dự Olympic Bắc Kinh.
Theo các nhà phân tích thời cuộc thì trước đây chính quyền Bắc Kinh chẳng hề nao núng đối với những lá thư ngỏ như thế, nhưng lần này lãnh đạo đảng cộng sản Trung quốc quả thật đang nhức đầu vì không ngờ dư luận thế giới và một số thành viên Olympic thế giới lại phản ứng quá mạnh và những người ký tên trong thư ngỏ phần đông là những người nổi tiếng thuộc thành phần đảng viên hay cảm tình viên của đảng. Gọi họ là phần tử phản động thì không được vì rất nhiều người trước đây đã được đảng tâng công, còn liệt họ là thành phần cơ hội chủ nghĩa cũng không ổn vì việc ký tên vào thư ngỏ đâu có đem lợi lộc gì về cho người ký, nếu không muốn nói là phải đối đầu với sự đàn áp. Chính quyền Bắc Kinh đang lúng túng không biết phải xử lý việc này ra làm
sao nên tạm thời ra lệnh quản thúc tại gia những người ký tên trong thư ngỏ. Một hành động mà không một chính quyền tự do dân chủ nào dám động tới đối với người chưa bị tòa kết án là có tội. Ðây là chuyện thật đang diễn ra ở Trung quốc giống hệt như chuyện đang xảy ra tại Việt Nam, chẳng có gì lấy làm lạ vì cả hai đều là quốc gia theo chủ nghĩa cộng sản.
=END=
7- Tin Tức Di Trú
- Phân Tích Hồ Sơ Hôn Phu-Thê Và Vợ-Chồng: Phải Chuẩn Bị Tốt Hơn Khi Ði Phỏng Vấn Ra Sao?
* Lịch cấp chiếu khán di dân tính đến tháng 09-2007
Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins
International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495
Hầu hết những lý do
thông thường bị từ chối lúc phỏng vấn xin chiếu khán (visa) xuất cảnh trong những diện bảo lãnh hôn phu-thê, hoặc vợ-chồng là do
nhân viên phỏng vấn không nghĩ rằng có đủ chứng minh về quan hệ. Như vậy, thế nào được xem là "đủ"? Vấn đề ở đây là mỗi nhân viên phỏng vấn có thể định nghĩa chữ "đủ" khác nhau. Vì thế, cách tốt nhất đương đơn có thể làm là giữ đầy đủ các bằng chứng liên hệ, từ lúc hai người mới quen nhau. Những bằng chứng liên hệ là emails, thư từ, hình ảnh, hóa đơn điện thoại, cùi vé máy bay, hóa đơn thẻ tín dụng, và bất cứ những bằng chứng khác về liên lạc và gặp mặt nhau.
Có nhiều lý do khác bị từ chối trong một số hồ sơ này, nhưng lại không bị ảnh hưởng trong một số hồ sơ khác. Thí dụ, những chứng minh về bảo trợ tài chánh của người bảo lãnh cần phải cập nhật đến ngày phỏng vấn. Một số người bảo lãnh cảm thấy rằng những chứng minh nộp đã quá đủ khi hồ sơ Bảo trợ tài chánh được gửi đến Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia (NVC). Tuy nhiên, nhiều tháng sẽ trôi qua
mới đến ngày phỏng vấn. Nhân viên lãnh sự có thể sẽ hoãn việc chấp thuận cấp chiếu khán nếu người bảo lãnh không cung cấp thuế lợi tức mới nhất và giấy xác nhận việc làm được cập nhật. Họ cần cập nhật thông tin từ cả hai phía, người bảo lãnh và người được bảo lãnh.
Lý do quan trọng khác
trong các hồ sơ bảo lãnh diện hôn phu-thê và diện vợ-chồng bị từ chối là có một số thông
tin mâu thuẫn được cung cấp bởi người bảo lãnh và người được bảo lãnh. Một số người có trí nhớ không tốt hoặc chỉ nhớ sự việc khác nhau. Ðây là việc tự nhiên và trong đời sống bình thường vốn không phải là vấn đề quan trọng. Tuy nhiên, trong buổi phỏng vấn, những thông
tin về sự liên hệ phải được người bảo lãnh và người được bảo lãnh cung cấp giống nhau. Ngay cả một chi tiết nhỏ cũng có thể làm cho nhân viên lãnh sự đặt nghi vấn về sự liên hệ. Những thông
tin về hoàn cảnh, thời gian và nơi chốn hai người quen biết nhau, về việc đính hôn và kết hôn không thể sai lạc. Cả hai người phải hiểu biết chính xác về đời sống của nhau, cũng như về gia đình của hai bên.
Một vấn đề trở ngại khác là người bảo lãnh hoặc người được bảo lãnh không muốn người khác biết về người hôn phu-thê hoặc người vợ-chồng trước đây của họ. Nếu dấu diếm việc này và nhân viên lãnh sự biết thì chắc chắn hồ sơ sẽ bị từ chối ngay
lúc phỏng vấn.
Lời khuyên chân thành của chúng
tôi với các thân chủ là luôn luôn nói thật. Không nên dấu diếm bất cứ chuyện gì. Các
nhân viên lãnh sự có thể truy tìm qua nhiều nguồn thông tin về người bảo lãnh và người được bảo lãnh, và bất cứ sự nghi ngờ nào về sự chân thật của hai người sẽ đương nhiên đưa đến việc từ chối hồ sơ.
Sau cùng, đương đơn
không nên quá chủ quan về một số việc bắt buộc phải có, chẳng hạn như sổ thông hành phải còn hiệu lực, giấy xác nhận lý lịch tư pháp (hồ sơ tội phạm), và tất cả những giấy tờ cá nhân bản chính
phải sẵn sàng nộp trong ngày phỏng vấn.
Lịch cấp chiếu khán di dân tính đến tháng
09-2007
A-IR-1, IR-2, IR-5 (Vợ, con vị thành
niên, cha mẹ của công dân Hoa Kỳ, luôn luôn hiệu lực)
B- Ưu tiên F1-1: Xét đến 01-10-2001 (Tăng 7 tuần)
C- Ưu tiên F2-A: Xét đến 08-10 (Tăng 10 tuần)
D- Ưu tiên F2-B: Xét đến 01-07-1998 (Tăng 11 tuần)
E- Ưu tiên F3: Xét đến 01-01-2000 (Tăng 12 tuần)
F- Ưu tiên F4: Xét đến 01-03-1997 (Tăng 16 tuần)
Có "Một" Mà Sinh Trái Ðất Này
Ðọc những lá thư cảm ơn của thân chủ gửi cho Văn phòng Robert Mullins
International thật là áy náy, vì những nỗ lực của anh chị em chỉ là bổn phận với sự cố gắng không ngừng. Tuy nhiên, có một cánh thiệp cảm ơn của một thân chủ gửi cho văn phòng có những câu thơ tiếng Anh đã gây nhiều cảm xúc cho các anh chị em trong văn phòng. Bởi vậy, chúng tôi xin được lược dịch bài thơ này và xin được tặng đến qúy độc giả. Chúng tôi xin tạm đặt tựa cho bài thơ này là "Có Một Mà Sinh Trái Ðất Này", có nội dung như sau:
Một hạt mầm có thể tạo nên một khu vườn
Một nụ cười có thể nâng lên một tinh thần
Một ngọn nến có thể làm sáng một căn phòng
Một lần nói có thể tạo nên một tình bằng hữu
Một bước chân có thể nối một chuyến viễn du
Một trái tim có thể yêu nhiều lắm...
Một người có thể làm đổi thay tất cả, đó là bạn
Xin cảm ơn tất cả những gì Văn phòng
Robert Mullins International đã giúp vợ chồng chúng tôi....
Hỏi Ðáp di trú:
- Hỏi: Vài tháng trước dây,
tôi đã đồng ý ký tên làm người đồng bảo trợ tài chánh cho hồ sơ bảo lãnh diện kết hôn của cháu tôi. Bây giờ tình trạng tài chánh của tôi không tốt. Tôi có thể rút lại đơn Bảo trợ tài chánh không?
- Ðáp: Bạn có thể hủy bỏ việc đồng bảo trợ tài
chánh trước ngày phỏng vấn cấp chiếu khán, nhưng không thể hủy bỏ sau ngày này. Bạn nên liên lạc với Tổng lãnh sự Hoa Kỳ thông báo việc này.
Quý độc giả quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 11:00AM, trên các làn sóng 1110AM, 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc quý vị liên lạc với một trong những văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933, San Jose (408) 294-3888, Oakland-San
Francisco: (510) 533-8228, Sacramento (916) 393-3388 hay qua Email:
info@rmiodp.com.
=END=
8- Tham Khảo
- Trách nhiệm tập thể và trách nhiệm cá nhân của bộ trưởng trong chính phủ liên hiệp
Nguyễn Học Tập
(VNN)
"Các Bộ Trưởng chịu trách nhiệm tập thể đối với những hoạt động của Hội Ðồng Nội Các và chịu trách nhiệm cá nhân đối với những hoạt động nhiệm sở của mình" (Ðiều 95, đoạn 2 Hiến Pháp 1947 Ý Quốc).
Ðiều khoản vừa kể của Hiến Pháp
1947 Ý Quốc là điều quy trách một cách minh bạch trách nhiệm của các Bộ Trưởng, sau khi đã tuyên bố thành phần Chính Phủ ở điều 92:
- "Chính Quyền Cộng Hoà gồm có Thủ Tướng Chính Phủ và các Bộ Trưởng, cùng chung nhau hợp thành Hội Ðồng Nội Các" (Ðiều 92, đoạn 1, id.).
Hiểu như vậy, chúng
ta hiểu được các hoạt động của Bộ Trưởng là những hoạt động có đặc tính của các mối liên hệ kép,
- liên hệ đồng trách nhiệm như là hoạt động của tổ chức Chính Phủ,
- nhưng đồng thời cũng là những hoạt động mà chính cá nhân Bộ trưởng phải đứng ra nhận lãnh trách nhiệm, đối với những gì thuộc nhiệm sở của ông, dưới quyền trực tiếp điều khiển và kiểm soát của ông.
Về phương diện hình sự, dân sự thuộc các
lãnh vực quản trị, việc Bộ Trưởng phải đứng ra trực tiếp chịu trách nhiệm đối với các cách hành xử của ông, cũng như của tùy viên thuộc hạ nhiệm sở ông, chúng ta đã có dịp đề cập đến khi bình luận điều 28 Hiến Pháp 1947 Ý Quốc:
- "Các viên chức và các tùy viên thuộc hạ của tổ chức Quốc Gia, cũng như của các cơ quan công quyền, chịu trách nhiệm trực tiếp theo hình luật, dân luật và luật quản trị, về những hành động vi phạm đến các quyền hạn. Trong các trường hợp vừa kể, các trách nhiệm dân sự cũng liên quan đến cả tổ chức Quốc Gia và cơ quan công quyền" (Ðiều 28,
id.).
Như vậy, Bộ Trưởng, các viên chức và tùy viên thuộc hạ đều bị Hiến Pháp quy trách phải đứng ra chịu trách
nhiệm trực tiếp theo hình luật, dân luật và luật quản trị, khi vi phạm một quyền hạn của người dân được Hiến Pháp đứng ta bảo vệ (cfr. VI PH_M NHÂN QUYỀN, CAC VIÊN CHỨC V
THUộC H_ TRựC TIẾP CHịU TRÁCH NHI_M).
Trước hình luật, dân luật và luật quản trị, Bộ Trưởng và các viên chức, tùy viên thuộc hạ có trách nhiệm trực tiếp về các hành vi phạm pháp của mình, và dĩ nhiên là phải đứng ra trực tiếp bồi thường những thiệt hại vi phạm.
Ðiều đó không có gì cần phải bàn cãi
thêm.
Ðiều mà chúng ta muốn đề cập ở đây là trách nhiệm chính trị của Bộ Trưởng, với tư cách là thành viên Chính Phủ và là người đứng đầu nhiệm sở thuộc hệ.
Nói cách khác, nếu vị Bộ Trưởng hay nhiệm sở liên hệ của ông có lối làm việc tắc trách, không hiệu năng, làm việc sai chính hướng Quốc Gia đã được Hội Ðồng Nội Các đồng thuận biểu quyết, Bộ Trưởng có thể bị cảnh cáo, thuyên chuyển, thu hồi chức vụ và sa thải ra khỏi thành
phần Chính Phủ không? Nếu câu trả lời xác quyết, thì ai hay cơ quan nào là chủ thể thực thi quyền vừa kể?
Câu trả lời được điều 82 Hiến Pháp 1947 Ý Quốc tiền liệu:
- "Mỗi Viện Quốc Hội có quyền điều tra đối với những vấn đề có liên hệ đến lợi ích chung. Ðể thực hiện điều vừa kể, Viện Quốc Hội bổ nhiệm giữa các thành viên của mình một Ủy Ban, được thiết lập thế nào thể hiện được đặc tính theo tỷ lệ giữa các nhóm đại biểu. Ủy Ban thực thi các cuộc dò xét, điều tra có đủ các quyền hạn và giới mức của cơ quan tư pháp" (Ðiều 82, đoạn 1 và 2 Hiến Pháp 1947 Ý Quốc).
Và dĩ nhiên, khi có được kết quả chắc chắn, quyền quyết định cảnh cáo, thuyên chuyển, bất tín nhiệm hay thu
hồi chức vụ của Bộ Trưởng đều do ý kiến của Thủ Tướng Chính Phủ đệ trình và Tổng Thống quyết định, theo tinh thần của điều 92:
- "Tổng Thống Cộng Hoà bổ nhiệm Thủ Tướng Chính Phủ và theo lời đề nghị của Thủ Tướng, bổ nhiệm các Bộ Trưởng" (Ðiều 92, đoạn 2, id.).
Ðiều vừa trích dẫn cho
chúng ta hiểu ngầm rằng Thủ Tướng Chính Phủ có quyền để nghị các Bộ Trưởng cho Tổng Thống bổ nhiệm, thì cũng có quyền đề nghị bãi nhiệm lên Tổng Thống.
Ý nghĩa vừa kể trên được Hiến Pháp 1949 Cộng Hoà Liên Bang Ðức nêu lên một cách rõ ràng hơn:
- "Các Bộ Trưởng Liên Bang được Tổng Thống Liên Bang bổ nhiệm và thu hồi chức vụ, theo lời đề nghị của Thủ Tướng Liên Bang" (Ðiều 64. đoạn 2, Hiến Pháp
1949 Cộng Hoà Liên Bang Ðức).
B- Nhưng trước khi Thủ Tướng Chính Phủ có quyết định đưa đề nghị lên Tổng Thống để có những quyết định, qua tiến trình của Ủy Ban điều tra của Viện Quốc Hội được đề cập (Ðiều 82, id.), chúng ta thấy được vai trò
của Viện Quốc Hội.
Nói như vậy, chúng ta đã quả quyết chính
Viện Quốc Hội đã đứng ra bất tín nhiệm vị Bộ Trưởng đương sự, qua các cuộc điều tra của Ủy Ban, trước khi thông báo cho
Thủ Tướng Chính Phủ chăng?
Ở đây chúng ta có hai ý
kiến khác biệt nhau:
a) ý kiến cho rằng chính
Viện Quốc Hội có quyền thu hồi tín nhiệm đối với Bộ Trưởng đương sự (Cuocolo, Il Governo nel vigente ordinamento italiano, I. Il
procedimento di formazione. La struttura, Giuffré, Milano 1959, 183).
Dĩ nhiên quyền thu hồi vừa kể sẽ làm cho
vị Bộ Trưởng đương sự không thể tiếp tục thi hành chức vụ mình trong Chính Phủ và từ đó sẽ đưa đến xáo trộn trong tổ chức nội bộ của Chính Phủ.
b) và đó là lý do tại sao một số học giả khác cho
rằng Viện Quốc Hội, qua các cuộc điều tra, chỉ có thể thông báo cho Thủ Tướng biết những gì cần thiết, chớ không thể tự mình đứng ra bất tín nhiệm Bộ Trưởng, nếu không muốn nói là hành động vừa kể của Viện Quốc Hội là hành động vi phạm lãnh vực, xen vào nội bộ của Hành Pháp hay đã là thái độ bất tín nhiệm đối với cả Chính Phủ:
- "Mỗi Viện Quốc Hội tín nhiệm hay thu hồi tín nhiệm (đối với Chính Phủ) qua một kiến nghị phê bình có lý chứng và một cuộc bỏ phiếu xướng danh" (Ðiều 94, đoạn 2 Hiến Pháp 1947 Ý Quốc).
Hiểu như vậy, theo định chế Ðại Nghị Chế của Ý Quốc, Viện Quốc Hội hoặc tín nhiệm, hoặc thu hồi tín nhiệm với cả Chính Phủ đương quyền, chớ không thể biểu quyết bất tín nhiệm đối với một Bộ Trưởng, thành phần của Chính Phủ, làm xáo trộn cả Chính Phủ cũng như chính hướng đang được Chính Phủ thực hiện (Preti Luigi, Il Governo nella Costituzione Italiana, Giuffré,
Milano 1954, 183).
Như vậy mối tranh
cãi giữa hai khuynh hướng chính là mối tương quan giữa cá nhân Bộ Trưởng, cũng như nhiệm sở liên hệ của ông, với cả hệ thống tổ chức Chính Phủ Liên Hiệp, được đặt trên mối liên đới giữa các thành viên trong Hội Ðồng Nội Các.
Còn nữa, Viện Quốc Hội không
những không thể quyết định bất tín nhiệm cá nhân vị Bộ Trưởng đương sự, do tính cách liên đới giữa các
thành viên trong Hội Ðồng Nội Các như vừa kể, mà với thái độ đó, Viện Quốc Hội còn tước đoạt cả quyền của Thủ Tướng Chính Phủ trong việc đề nghị bổ nhiệm hay thu hồi chức vụ của Bộ Trưởng lên Tổng Thống Cộng Hoà.
Nói cách khác, hành động của Viện Quốc Hội là hành động vi hiến:
- "Tổng Thống Cộng Hoà bổ nhiệm Thủ Tướng Chính Phủ và theo lời đề nghị của Thủ Tướng, bổ nhiệm các Bộ Trưởng" (Ðiều 92, đoạn 2 Hiến Pháp 1947 Ý Quốc; cfr. điều 64, đoạn 2, Hiến Pháp 1949 Cộng Hoà Liên Bang Ðức).
(Labriola Silvano, Revoca del ministro e
rapporto di fiducia, Riv. trim. dir. pubbl., 1983, 808; 812).
Hiểu như vậy, điều 95, đoạn 2 được trích dẫn, "Các Bộ Trưởng chịu trách nhiệm tập thể đối với các hoạt động của Hội Ðồng Nội Các (hay của Chính
Phủ) và chịu trách nhiệm cá nhân đối với các hoạt đông nhiệm sở của mình", nói lên ai là người chịu trách
nhiệm hình sự, dân sự và theo luật quản trị, trực tiếp, tức khắc và các thiệt hại về phương diện vật chất đối với các động tác của nhiệm sở thuộc hệ, nhưng vẫn giữ nguyên trách nhiệm tập thể về đường lối chính trị được Chính Phủ (gồm Thủ Tuớng và các Bộ Trưởng đồng đứng ra quyết định) (Rescigno Giusppe Ugo, La responsabilità politica, Giuffré,
Milano
1967, 236).
Như vậy trách nhiệm chính
trị dẫn đến hậu quả pháp lý, với việc bãi nhiệm vị Bộ Trưỏng liên hệ là trách nhiệm hoàn toàn tùy thuộc vào quyết định của cả Chính Phủ (hay Hội Ðồng Nội Các), cùng với sự lên tiếng xác nhận của Thủ Tướng:
- "Các Bộ Trưỏng Liên Bang được Tổng Thống Liên Bang bổ nhiệm hay thu hồi chức vụ, theo lời đề nghị của Thủ Tướng Liên Bang" (Ðiều 64, đoạn 2 Hiến Pháp 1949 Cộng Hoà Liên Bang Ðức).
Những gì vừa kể cho thấy trong
chính Phủ Liên Hiệp, Viện Quốc Hội không thể tự mình bỏ phiếu ban hành hay thu hồi tín nhiệm đối với một hay nhiều Bộ Trưởng về khả năng điều hành của các chủ thể liên hệ.
Viện Quốc Hội chỉ có thể thông
báo cho Hội Ðồng Nội Các (hay Chính Phủ) biết kết quả về các cuộc điều tra của Ủy Ban Ðiều Tra Quốc Hội, để Chính Phủ sắp xếp và tiên liệu.
Nếu tình trạng không
thay đổi khả quan theo chiều hướng mong muốn, vì lợi ích của Ðất Nước, Viện Quốc Hội có thể bỏ phiếu bất tín nhiệm đối với cả Chính Phủ và bắt buộc Chính Phủ phải từ chức (Ðiều 94, đoạn 2 Hiến Pháp 1947 Ý Quốc) (Paladin Livio, in Enc. del dir., voce Governo italiano, 608).
C- Ðược kết quả của Ủy Ban điều tra Viện Quốc Hội thông
báo, Thủ Tướng Chính Phủ và các Bộ Trưởng hợp thành Hội Ðồng Nội Các phải nghiêm chỉnh cứu xét vấn đề.
Cứu xét vấn đề để giải đáp một cách thoả đáng cho Viện Quốc Hội về cách hành xử của vị Bộ Trưởng và nhiệm sở liên hệ, về thời gian tính, các điều kiện, nhân sự và tài chánh, hoàn cảnh khó khăn đã và đang gặp phải..., để có thể tránh được tình trạng bất tín nhiệm Chính Phủ của Quốc Hội.
Ðàng khác, Hội Ðồng Nội Các, trước khi tỏ thái độ còn tin cẩn, lưu nhiệm hay thu hồi nhiệm sở của vị Bộ Truởng cần cân nhắc mối liên hệ của vị Bộ Trưởng đối với chính đảng mà ông là thành viên, cũng như tầm quan trọng vai
trò của chính đảng vị Bộ Trưởng đương sự liên quan đến cấu trúc và sự vững mạnh của Chính Phủ Liên Hiệp (Calassare Lorenza, Amministrazione di potere politico, Cedam,
Padova 1974, 60).
Nói một cách đơn
sơ, vị Bộ Trưởng đương cuộc có phải là một viên chức quan trọng của chính đảng mà ông là thành viên không, chủ tịch hay thành viên
lãnh đạo đảng chẳng hạn. Và từ đó, chính đảng của ông có dễ dàng chịu thay ông bằng một thành viên khác của đảng, mà
không tạo ra khó dễ cho mối liên hệ giữa đảng và các thành phần Chính Phủ Liên Hiệp không?
Cũng vậy, Hội đồng Nội Các phải định giá xem tầm quan trọng của chính đảng mà Bộ Trưởng đương sự là thành viên thuộc hệ, giữ tầm mức quan trọng nào đối với thành phần Chính Phủ Liên Hiệp; việc rút tên của chính đảng ra khỏi Chính Phủ Liên Hiệp có kéo theo sự khủng hoảng của Chính Phủ, mất đi đa số và Chính Phủ không còn có khả năng quản trị Ðất Nước chăng, nếu không muốn nói là cả Quốc Hội cũng không còn hội đủ đa số tuyệt đối để chu toàn nhiệm vụ "chuẩn y hay bác bỏ luật pháp của mình" (Pizzorno Alessandro, Il sistema pluralistico di rappresentanza,
in Berger Suzanne (a cura di), L'organizzazione degli interessi nell'Europa
occidentale, Il Mulino, Bologna 1983, 375).
Hiểu như vậy, "Các Bộ Trưởng được Tổng Thống Liên Bang bổ nhiệm hay thu hồi chức vụ, theo lời đề nghị của Thủ Tướng Liên Bang" (Ðiều 64, đoạn 2 Hiến Pháp
1949 Cộng Hoà Liên Bang Ðức", là một câu tuyên bố đơn sơ, nhưng ý nghĩa thực hữu bên dưới câu nói đơn sơ đó không phải đơn sơ như những gì chúng ta vừa đọc.
Bởi lẽ "... theo lời đề nghị của Thủ Tướng Liên Bang", không phải là lời đề nghị bốc đồng, không suy tính, mà là lời đề nghị có thể đưa đến việc Chính Phủ bị khủng hoảng, bị thu hồi tín nhiệm của Quốc Hội hay Chính Phủ được kiện toàn trở lại nhờ vào việc chính đảng liên hệ đồng thuận thay thế vị Bộ Trưởng không có khả năng, làm việc tắc trách bằng một vị khác chuyên môn hơn và ý thức trách nhiệm hơn trong lãnh vực nhiệm sở.
Trong Chính Phủ Liên Hiệp, các
chính đảng luôn luôn có những vị "đại diện" của chính kiến của đảng mình trong Chính Phủ.
Bởi đó các chính đảng luôn luôn có khả năng mặc cả, đặt điều kiện, ảnh hưởng đến trách nhiệm tập thể và sự vững bền của Chính Phủ.
Không phải hiếm hoi
hành động của các Bộ Trưởng tại nhiệm sở của họ, không nhiều thì ít, một cách nào đó có tính cách tự lập, có khuynh hướng vượt ra khỏi "vòng kềm toả" đường lối chung của Hội Ðồng Nội Các, bởi lẽ các Bộ Trưởng trong Chính Phủ Liên Hiệp là những vị "đại diện" cho chính hướng của đảng phái họ, mặc dầu trong lãnh vực hạn hẹp của nhiệm sở.
Vị Bộ Trưởng trong Chính Phủ Liên Hiệp, một cách nào đó, hành xử như là "nhân vật bảo vệ" quyền, lợi thú và
lý tưởng của thành phần dân chúng, mà chính đảng của ông là
tiếng nói, nói lên trong nghị trường Quốc Hội và nhiệm sở của ông
trong Chính Quyền là dụng cụ thực thi, càng được nhiều thành quả càng tốt, các ước vọng đó, cho thành phần dân chúng được đại diện, cũng như khuôn mẫu, ước vọng chung cho cuộc sống Cộng Ðồng Quốc Gia (Calisse Mauro e Manheimer Renato, Governo, preferenze,
governanti: Italia 1946-1976, in Riv. it. scienza politica, 1981, 423s).
Hiểu như vậy, mỗi Bộ Trưởng, hay nói rộng hơn, mỗi chính đảng, có nền tảng quyền lực chính trị của mình đuợc đặt trên sự đồng thuận của một số thành phần dân chúng, nhằm thoả mãn nhu cầu, ước vọng và lý tưởng cho dân chúng liên hệ cũng như là khuôn
mẫu cho cuộc sống chung của Quốc Gia.
Ðể phát triển lợi thú các
chính hướng đó, mỗi Bộ Trưởng đều phải có được một khuôn viên tự lập đáng kể nào đó, về phương thức thực hiện cũng như tài nguyên cần thiết, trong nhiệm sở trực thuộc của ông, mặc cho những trách nhiệm liên hệ tập thể phải có trong các quyết định chung của Hội Ðồng Nội Các.
Chối bỏ đi quyền tự do và
trách nhiệm cá nhân của Bộ Trưởng trong lằn mức nhiệm sở thuộc hệ, là chối bỏ đi tiếng nói, nhu cầu, ước vọng và lý tưởng của một phần dân chúng trong Cộng Ðồng Quốc Gia,
nhu cầu, ước vọng và lý tưởng cho chính mình, cũng như cho đồng bào mình cùng sống trên Ðất Nước.
Hành động đó là hành động "cả vú lấp miệng em" của chế độ độc tài đảng trị, Ðảng và Nhà Nước, tự coi mình là không bao giờ sai lầm, là
"đỉnh cao trí tuệ" của ý thức hệ đã cai trị phá sản trên 70
năm ở các Quốc Gia Nga và Ðông Âu.
Trong quan niệm của các Quốc Gia
Nhân Bản và Dân Chủ Ða Nguyên Tây Âu không có chỗ đứng cho thể chế độc tài đảng trị, Ðảng và Nhà Nước, coi hai mà một.
Trong cách sống Nhân Bản và Dân
Chủ Ða Nguyên, bất cứ ai cũng là người được tôn trọng và được cơ chế Quốc Gia kính trọng, bảo vệ và tạo điều kiện thuận lợi để phát triển hoản hảo con người của mình:
- "Bổn phận của Nền Cộng Hoà là dẹp bỏ đi những chướng ngại vật về phương diện kinh tế và xã hội, là những chướng ngại, trong khi thật sự giới hạn tự do và bình đẳng của con người, không cho phép mỗi cá nhân triển nở hoàn hảo con người của mình và tham dự một cách thiết thực vào tổ chức chính trị, kinh tế và xã hội của xứ sở" (Ðiều 3, đoạn 2 Hiến Pháp
1947 Ý Quốc).
Trong một Quôc Gia Nhân Bản và Dân
Chủ Ða Nguyên, không ai là công dân hạng hai, thấp cổ, bé miệng và bị "bịt miệng", bị đối xử vi hiến và vô nhân đạo:
- "Không ai có thể bị thiệt hai hay được ưu đãi vì lý do phái giống, sinh trưởng, chủng tộc, ngôn ngữ, quốc tịch hay xuất xứ, niềm tin, ý kiến tôn giáo và chính trị" (Ðiều 3, đoạn 3 Hiến Pháp 1949 Cộng Hoà Liên Bang Ðức).
Tổ chức Chính Phủ Liên Hiệp là hình
thức tổ chức cơ chế Quốc Gia, trong đó mọi thành phần dân tộc đều được "hoà hợp và hội nhập" (unità ed integrazione), trong đó quyền tự do và
trách nhiệm cá nhân của Bộ Trưởng là một phương thức để thực thi và bảo chứng:
- "Các Bộ trưởng chịu trách nhiệm tập thể đối với những hoạt động của Hội Ðồng Nội Các, và chịu trách nhiệm cá nhân đối với những hoạt động nhiệm sở của mình" (Ðiều 95, đoạn 2 Hiến Pháp 1947 Ý Quốc).
=END=
9- Truyện Hay Ngoại Quốc
- Ðôi Mắt Lụa
Françoise Sagan
Dịch giả: Vũ Ðình Bình
Jérôme Berthier lái xe quá nhanh, và vợ anh,
nàng Monika xinh đẹp, phải cố hết sức thờ ơ để khỏi chú ý đến những sự khinh suất của anh. Nhưng vào dịp cuối tuần này họ đang đi săn sơn dương, đối với anh, đây là một cuộc săn thực sự thích thú, bởi vì anh yêu săn bắn và vợ anh và đồng quê và cả những người bạn mà họ sắp đón, Stanislas Brem và bạn gái (từ hồi ly dị,
Stanislas hầu như cứ nửa tháng lại thay một cô mới).
"Anh hy vọng họ sẽ đúng hẹn, Jérôme
nói. Theo em, lần này cậu ấy sẽ dẫn đến cho chúng ta một cô như thế nào?"
Monika mỉm cười mệt mỏi.
"Làm sao em biết được? Em hy vọng đó sẽ là một cô gái yêu thích thể thao, cuộc đi săn của bọn anh rất vất vả, đúng
không?"
Anh gật đầu.
"Ừ, rất vất vả. Anh thường tự hỏi không hiểu tại sao Stanislas ở tuổi cậu ấy, tức là ở tuổi bọn mình rồi, mà còn làm dáng một cách vô duyên... Mà này, nếu cậu ấy lề mề, chúng
ta sẽ lỡ chuyến bay mất.
- Anh chẳng lỡ cái gì
bao giờ đâu, nàng nói và cười
Jérôme Berthier liếc xéo về phía
nàng, tự hỏi một lần nữa nàng nói thế là có ý gì. Anh là một người đàn ông rắn rỏi, chung thủy và lặng lẽ. Anh biết mình khó hấp dẫn và từ mười ba năm nay kể từ khi họ lấy nhau, anh bảo đảm cho người đàn bà này - người duy nhất anh từng yêu - một cuộc sống thuộc loại dễ chịu nhất và yên tâm nhất. Nhưng đôi khi anh tự hỏi không rõ điều gì ẩn sau sự lặng lẽ, sau đôi mắt sẫm màu và bình thản của Monika, người vợ xinh đẹp của anh.
"Ý em muốn nói gì
vậy? Anh hỏi.
- Em muốn nói rằng anh
không bị lỡ một cái gì cả: cả công việc của anh, cả cuộc đời anh, cả cácchuyến bay của anh. Em còn nghĩ rằng anh không bị hụt cái con sơn dương kia đâu.
- Anh rất hy vọng như vậy, anh tiếp lời. Anh đi săn không
phải để bắn lên trời. và em hãy tin anh, đó là một con vật khó lừa nhất."
Họ tới trước một ngôi nhà trên đại lộ Raspail và Jérôme bấm còi ba lần cho tới lúc một cửa sổ mở ra và một người đàn ông xuất hiện vung rộng tay lên chào. Jérôme thò đầu ra ngoài cửa xe gọi to:
"Xuống đi kẻo lỡ máy bay
mất."
Cánh cửa sổ đóng lại, và hai
phút sau, Stanislas Brem và cô bạn gái ra cổng.
Stanislas Brem cũng cao,
linh hoạt và hiếu động như Jérôme chắc chắn, vững vàng và quả quyết vậy. Cô bạn gái thì tóc vàng, xinh xắn, có vẻ nhạy cảm, một trong
những phụ nữ vẫn được gọi là "của kỳ nghỉ cuối tuần". Họ chui vào cửa sau xe, rồi Stanislas nói đôi lời giới thiệu:
"Monika thân mến, anh giới thiệu với em đây là
Betty. Betty, đây là Monika và chồng cô ấy, kiến trúc sư Berthier nổi tiếng. Từ bây giờ, em ở dưới quyền cậu ấy, cậu ấy sẽ là người điều khiển mọi việc."
Tất cả cùng cất tiếng cười vang và Monika thân ái siết chặt bàn tay cô Betty nọ. Xe chạy tiếp theo hướng Roissy. Stanislas ngả người về phía trước hỏi bằng một giọng hơi cao:
"Chuyến đi này, cả hai người đều vừa lòng chứ?"
Không đợi câu trả lời, anh
quay sang phía cô bạn gái và mỉm cười với cô. Anh cực kỳ quyến rũ vì anh vui vẻ, hơi thoái hóa, hơi ăn chơi, hơi tham vọng. Và như bị thôi miên, Betty mỉm cười đáp lại.
"Em biết không, anh nói tiếp rõ to,
anh biết cậu này đã hai mươi năm. Bọn anh cùng học trung học. Cậu ấy luôn chiếm các giải nhất và khi đánh nhau trong giờ ra chơi, cậu ấy luôn có cú đấm tuyệt diệu, và những cú đấm ấy thường để bảo vệ anh, vì từ hồi đó, anh đã là một kẻ rất tệ."
Rồi anh chỉ Monika:
"Anh biết cô ấy từ mười ba năm nay. Ðây là ~nột cặp vợ chồng hạnh phúc, em yêu quý ạ, cứ nhìn mà xem."
Ở đằng trước, cả Jérôme lẫn Monika hình như đều không nghe anh nói. Một nụ cười thoáng nhẹ, như đồng loã, lướt trên môi họ.
"Và khi anh ly dị,
Stanislas nói tiếp, chính họ đã an ủi anh, bởi vì anh rất buồn."
Xe chạy nhanh và bây giờ đã là trên xa lộ phía Bắc, và cô
Betty trẻ tuổi phải nói như hét khi hỏi:
"Tại sao anh lại buồn? Tại vợ anh
không yêu anh nữa?
- Không phải! Stanislas hét lên đáp lại, chính
anh đã không yêu cô ta nữa, và hăy tin
anh, đối với một người hào hoa phong nhã, điều đó thật kinh khủng."
Anh cười vang và lại ngả người ra lưng ghế.
Sau đó là Roissy, địa ngục Roissy, và họ thán phục theo dõi Jérôme thành thạo đưa vé, đăng ký hành lý, làm tất cả mọi chuyện. Ba người kia chỉ nhìn, hai phụ nữ đã quen với việc một người đàn ông lo toan cho họ, còn Stanislas thì làm ra vẻ không
thèm nhúc nhích. Rồi đến các hành lang, các tấm thảm lăn, nơi họ diễu qua dưới lớp cellophane trong suốt từng cặp một, bất động như bị đóng băng, hình ảnh "đúc sẵn" của những cặp vợ chồng khá giả trong thời đại chúng ta. Rồi máy bay, họ là những người lên đầu tiên, nối đuôi nhau, và qua ô cửa sổ nhỏ, Monika
nhìn những đám mây bay lướt bên ngoài, không cả xem qua tờ tạp chí người ta đưa cho. Jérôme đứng dậy, và đột nhiên, ngay bên cạnh nàng là hình trông nghiêng của
Stanislas, anh ta giơ tay chỉ trỏ gì đó ra cửa sổ, nhưng miệng anh ta lại nói:
"Anh rất muốn em, em
biết đấy, em hãy thu xếp đi, anh không biết vào lúc nào, nhưng anh muốn được em trong ký nghỉ cuối tuần này."
Nàng chớp chớp mắt nhưng không
trả lời.
"Hãy nói với anh rằng em cũng muốn thế đi",
- anh ta lại nói tiếp, vẫn mỉm cười.
Nàng quay về phía anh ta, ánh mắt nghiêm
trang, nhưng trước khi nàng có thể nói điều gì, loa phóng thanh trên máy bay đã loan báo:
"Chúng ta sắp hạ cánh xuống
Munich, đề nghị các quý khách về chỗ ngồi của mình, thắt dây an toàn lại và tắt thuốc lá." Họ đối mặt nhau trong chốc lát, vừa như hai kẻ thù lại vừa như đôi tình nhân, anh ta mỉm cười, lần này là
mỉm cười thực sự, rồi về chỗ ngồi. Jérôme trở lại ngồi bên cạnh nàng.
Trời mưa như trút. Họ đến căn nhà gỗ ở khu săn bắn bằng một chiếc xe thuê. Tất nhiên Jérôme cầm lái. Trước khi lên xe, Monika có một cử chỉ rất dễ thương,
nàng hỏi xem Betty có bị say xe không. Betty, có vẻ như rất muốn được đối xừ theo đúng phép xã giao và được tôn trọng, liền gật đầu và ngồi lên ghế trên, bên cạnh Jérôme.
Jérôme đang rất vui. Mặt đường có nhiều lá rụng, trời thì mưa, lại bắt đầu có sương mù nên anh phải tập trung chú ý lái xe, nhưng ánh đèn pha chấp chới, hai
cái gạt nước chạy qua chạy lại và tiếng động cơ như dựng lên giữa anh và những người khác một bức tường không lấy gì làm dễ chịu lắm. Như thường lệ, anh cảm thấy mình là người chịu trách nhiệm, là cái hoa tiêu của cái con tàu vũ trụ nhỏ bé này,
nó đang đưa họ tới lều săn. Anh lái, anh tăng tốc độ, anh đạp phanh, anh quản lý bốn sinh mạng, trong đó có sinh mạng anh, với một cảm giác quen thuộc và tuyệt đối an toàn. Các chỗ rẽ đều ngoặt gấp mà trời thì đã tối. Sát hai bên đường là nhưng cây thông và những thác nước. Qua ô cửa sổ, Jérôme hít thở tất cả các hương thơm cổ điển của mùa thu. Chắc vì xe rẽ ngoặt liên tục nên cả Stanislas và Monika đều không nói gì nữa. Anh ngoảnh lại phía họ:
"Hai người không
ngủ đấy chứ? Betty gần như đang ngáy đây này."
Stanislas bật cười:
"Không, không ai ngủ đâu, bọn tớ đang nhìn,
nhìn vào bóng đêm.
- Mọi người có muốn nghe một chút âm nhạc không?"
Anh bật đài, và lập tức giọng hát cuồng nhiệt của Caballe
tràn ngập trong xe. Caballe hát một điệu nhạc phóng
khoáng trong vở opera Tosca và Jérôme cảm thấy vô cùng
ngạc nhiên cảm thấy nước mắt trào lên mi, đến mức bất giác anh cho cái gạt nước hoạt động trước khi hiểu ra rằng đó không phải là mùa thu làm cho anh nhìn bị nhoè. Ðột nhiên
anh tự nhủ: "Ta yêu thời tiết này, ta yêuvùng đất này, ta yêu con đường này, ta yêu chiếc xe này và nhất là ta yêu người phụ nữ tóc nâu đang ngồi đằng sau ta, nàng là của ta và cũng với sự thích thú như ta, nàng nghe giọng của một người phụ nữ khác, người phụ nữ đang hát kia."
Jérôme ít thổ lộ nỗi lòng,
ít nói, nói với những người khác lại càng ít. Ai cũng bảo anh là một người đơn giản, gần như thô nháp, nhưng bỗng dưng, ở đây, anh muốn dừng xe lại, bước xuống mở cửa sau, ôm lấy vợ anh vào trong tay và dù có vẻ nực cười, anh vẫn muốn nói rằng anh yêu nàng. Giọng người nữ ca sĩ vút lên. dàn nhạc đuổi theo sau như bị thôi miên, bị cuốn hút bởi giọng hát ấy và Jérôme, một cách vô thức, gần như cuống quít - từ này chẳng hợp với anh chút nào - anh chỉnh gương
chiếu hậu và ném một cái nhìn về phía vợ mình. Anh tưởng anh nhìn thấy nàng như anh vẫn thường nhìn thấy nàng trong các buổi nghe nhạc: bất động, sững sờ, đôi mắt mở to, nhưng anh hạ mảnh gương chiếu hậu quá mạnh tay nên hình ảnh anh nhìn thấy là bàn tay dài và gầy của Stanislas ấp vào tay
Monika. Anh lập tức nâng mảnh gương lên và tiếng nhạc trở thành một chuỗi khó hiểu và rời rạc những âm thanh ghê tởm được rống lên bởi một con điên.
Trong chốc lát, anh không nhìn ra được rõ lắm con đường nữa, cũng không trông rõ cả những cây thông, cả chỗ rẽ ở đằng trước. Nhưng rồi lập tức, con người hành động, con người chịu trách nhiệm trong anh đã điều chỉnh tay lái, phanh lại một chút và quyết định một cách bình tĩnh rằng anh muốn cái người đàn ông ngồi đằng sau kia, cái người đàn ông tóc vàng, mắt xanh đang núp trong bóng tối với vợ anh, anh
muốn, tóm lại, hắn phải chết ngay ngàymai và chết do chính bàn tay anh. Thế nhưng, người đàn ông ấy đã nhận ra vẻ khác thường của anh và lập tức Jérôme thấy bên cạnh mặt mình là gương mặt đáng ghét, đáng thù của người bạn thời thơ ấu.
"Này, Stanislas nói, cậu mơ mộng đấy à?
- Không, anh đáp, tớ nghe nhạc trong vở Tosca.
- Tosca à? Stanislas vui vẻ nói tiếp, quãng
nào vậy?
- Quãng Scarpia quyết định giết Mario vì ghen tuông.
- Scarpia nghĩ thế là đúng,
Stanislas vẫn vừa nói vừa cười, anh ta chỉ còn mỗi cách ấy."
Stanislas lại ngả người ra sau, gần Monika, và lập tức Jérôme cảm thấy bớt căng thẳng hẳn. Dàn đồng ca điên rồ trong đài lắng xuống và anh mỉm cười.
Ðúng là chỉ còn cách ấy.
***
Ðó là một ngôi nhà to dành cho người đi săn, làm bằng gỗ cây bouleau với những thanh xà, những tấm da thú trải dưới đất, những cái lò sưởi và trên tường là những cái đầu đẹp nhất, đã nhồi rơm của những con thú "nạn nhân". Một chỗ thật là đẹp! Nhưng bỗng anh thấy nó kỳ cục đến mức lố bịch. Anh đánh thức Betty, dỡ hành lý, đốt lửa và bảo người gác chuẩn bị bữa ăn. Họ đã vừa ăn rất vui vẻ vừa nghe - đây là ý thích thất thường của Stanislas - các bài hát của Mỹ bằng chiếc máy hát điện cũ. Còn bây giờ, anh và Monika đã ở trong phòng riêng. Nàng thay quần áo trong buồng tắm, anh
thì ngồi ở chân giường uống hết một chai Wilhelmine.
Trong anh có một cái gì đó hoàn
toàn bất động, hoàn toàn đau đớn và hoàn toàn không thể cứu vãn được. Anh biết anh không thể hỏi nàng: "Có chuyện đó không? Ai? Từ bao giờ? Tại sao? Rồi chuyện đó sẽ kết thúc như thế nào?" Quả thật đã khá lâu nay anh không nói chuyện với vợ nữa. Anh đưa
nàng đi chơi khắp nơi, anh nuôi nàng, anh làm tình với nàng, nhưng anh
không nói chuyện với nàng nữa. Và anh lờ mờ thấy rằng hình như những câu hỏi ấy, dù có lý do đến mấy, cũng chỉ là một sự tò mò không đúng lúc, lỗi thời, gần như tầm thường.
Anh uống một cách chăm chỉ, không
có nguyên cớ đặc biệt nào, cũng không phải vì thất vọng. Anh uống để bình tĩnh lại. Ðó không phải một con người cần dùng đến thuốc an thần, hoặc cần dùng đến thuốc amphétamine. Mà đó là một người không ra gì, "một con người đơn
giản", anh nghĩ với một cảm giác cay đắng và một cảm giác như thể cười nhạo và khinh thường người đó.
Monika từ buồng tắm bước ra, tóc nàng vẫn luôn đen như thế, gò má nàng vẫn luôn cao như thế và mắt nàng vẫn luôn bình thản như thế. Khi đi qua chỗ anh ngồi, nàng đặt một bàn tay lên đầu anh, trước cử chỉ quen thuộc vừa là dấu hiệu lệ thuộc, vừa là dấu hiệu quyền lực ấy, anh không hề có một động tác lùi lại.
"Anh có vẻ như mệt đấy, nàng nói, anh phải đi ngủ ngay đi. Ngày
mai các anh còn phải dậy sớm đi săn."
Kể nghĩ đến chuyện đó cũng buồn cười thật. Nàng không săn bắn bao giờ, nàng không bao giờ muốn đi với họ. Nàng khẳng định rằng tiếng súng làm nàng sợ, lũ chó bị kích động thì làm phiền nàng, tóm lại, nàng không thích săn bắn. Anh chưa bao giờ hỏi thực ra tại sao
Monika không đi theo họ, vì nói cho cùng, nàng đâu có sợ mệt mỏi, cũng không
ngại đi bộ và nói chung, chẳng bao giờ nàng sợ gì cả.
"Lạ thật, anh nói, và anh bỗng thấy giọng anh
hình như lúng búng, kể cũng buồn cười là em lại không đi săn."
Nàng cười:
"Sau mười năm mà anh
vẫn còn ngạc nhiên à?
- Ngạc nhiên thì có bao giờ muộn đâu, anh
nói một cách ngơ ngẩn và cảm thấy sững sờ, anh bỗng đỏ mặt.
- Có chứ, nàng nằm dài ra
và vừa ngáp vừa nói, có chứ anh, quá muộn rồi. Anh biết không, em yêu các động vật hoang dã, em thấy chúng còn đáng được yêu mến hơn các động.vật khác.
- Em nghĩ thế?"
anh nói.
Nàng mỉm cười và tắt đèn ở phía
nàng.
"Ồ, nàng bảo, điều đó không
nói lên gì cả. Tại sao anh không đi nằm?"
Anh gật đầu, cởi chiếc áo chandail và đôi giầy rồi bất thình
lình buông người xuống ngang giường.
"Lười thế không biết!"
nàng nói, nhoài người phía trên anh tắt ngọn đèn ở đầu giường phía dưới anh.
Anh lắng tai nghe, anh nghe thấy sự im lặng. Nàng
thở nhè nhẹ, nàng sắp ngủ.
"Em thấy không, anh hỏi, và anh thấy có cảm giác giọng anh chấp chới và lo sợ như giọng một đứa trẻ con, em không thấy Caballe hát rất hay điệu nhạc ấy trong vở Tosca sao?
- Có nàng nói, Caballe hát hay tuyệt, sao vậy anh?
Một chút im lặng nhẹ nhàng, rồi nàng cười, tiếng cười quen thuộc, hơi trầm, khe khẽ, tự nhiên.
"Vở opera làm anh trở lên lãng
mạn, hay là mùa thu, hoặc cả hai."
Anh cúi xuống mò mẫm tìm
chai rượu Wilhelmine ở dưới đất. Rượu vừa mạnh, vừa nóng và chẳng có mùi vị gì.
"Ta có thể quay
sang phía nàng, anh nghĩ, ôm lấy nàng, bắt nàng làm tất cả những gì ta muốn." Và một người nào đó trong anh, một người nào đó rất trẻ con, yếu đuối và khát khao giơ tay về phía nàng. Anh chạm vào vai nàng, thế là, bằng một cử động hoàn toàn tự nhiên, nàng cựa đầu và áp miệng vào vai anh.
"Ngủ đi anh,
nàng nói, khuya rồi. Em đang mệt và anh thì ngày mai sẽ mệt. Ngủ đi,
Jérôme."
Anh rụt tay lại, xoay
người sang phía khác, thằng bé mê cuồng biến mất, nhường chỗ cho một người đàn ông bốn mươi tuổi, lạnh băng và bụng chứa đầy rượu Wilhelmine đang suy nghĩ tỉ mỉ, cẩn thận làm cách nào dùng ống kính télé, điểm ngắm, cò
súng, rồi lửa, rồi sắt, rồi tiếng động để có thể loại trừ một cuộc sống, nhất là cuộc sống của con người xa lạ này đang ở bên cạnh anh, một gã tóc vàng rất độc hại tên là Stanislas.
***
Mười giờ sáng. Trời đẹp, đẹp một cách kinh khủng. Họ lùng sục khắp rừng đã ba tiếng đồng hồ. Người coi khu săn bắn đã phát hiện ra một con sơn dương tuyệt vời và Jérôme đã hai lần nhìn thấy nó qua ống nhòm, nhưng bây giờ, con mồi của anh là một sinh vật khác hẳn. Con mồi của anh có bộ tóc vàng, mặc bộ quán áo bằng da màu hung, con mồi của anh đến là khó bắn. Anh đã trượt hắn hai lần. Lần đầu, hắn nhảy phóc ra một bãi cây nhỏ vì tưởng trông thấy con sơn dương. Lần thứ hai, cái đầu có mái tóc vàng của Betty xen vào giữa điểm đen lấp lánh ở khẩu súng và con mồi của anh. Còn bây giờ, ở kia, hắn ở ngay trước mặt anh. Stanislas Brem đang đứng giữa một quãng rừng trống. Anh ta đặt súng giữa hai chân, tì người trên một chân, anh ta nhìn bầu trời xanh,
nhìn các
tán lá cây hung đỏ với một nguồn hạnh phúc ngập tràn, và ngón tay Jérôme bắt đầu đặt lên cò súng. Cái khuôn mặt kia sắp nổ tung, những món
tóc vàng quá mảnh kia sẽ không bao giờ nằm nghỉ ngơi nữa trong bàn tay Monika, làn da kia của đứa trẻ hư hỏng sẽ nhận được năm mươi viên đạn chì. Nhưng đột nhiên, bằng một cử chỉ bất ngờ, một cử chỉ chẳng liên quan đến ai, Stanislas giơ hai tay lên trời. Ðể khẩu súng trượt xuống đất, anh ta vươn người trong một tư thế sung sướng xả láng trông đến là khó chịu.
Như bị một cái
tát, Jérôme bắn. Stanislas giật nảy mình, đưa mắt nhìn quanh, có vẻ kinh ngạc nhiều hơn là sợ hãi. Jérôme hạ tay xuống, không một chút kiêu hãnh nhận thấy rằng bàn
tay không run, nhưng cũng điên tiết nhận thấy anh đã không nghĩ đến chuyện thay đổi tầm ngắm. Anh bắn ở độ xa hai trăm mét. Anh điều chỉnh rồi lại đưa súng tì vai, và tiếng người coi khu săn bắn làm phiền anh nhiều hơn là làm anh sợ.
"Ông trông thấy gì chăng, ông
Berthier?
- Tôi nghĩ mình trông thấy một con gà
gô, Jérôme quay lại nói.
- Ðừng bắn ông ạ, - người coi khu săn bắn nói. Nếu ông định bắn con sơn dương, thì ông không nên gây tiếng động. Tôi
biết nó đi đâu, tôi biết bây giờ có thể nó ở đâu, ông đừng làm nó hoảng sợ.
- Tôi xin lỗi, Jérôme nói một cách ngốc nghếch. Tôi sẽ không bắn vu vơ nữa.
Rồi anh mở súng lấy đạn ra và đi theo ông già.
Lạ thật, anh như bị phân đôi, vừa vui đùa lại vừa.tức giận. Anh biết rõ anh
sẽ giết Stanislas trước tối nay, nhưng rốt cuộc anh lại thấy thú vị vì được làm chuyện đó nhiều lần.
Hai giờ sau, anh bị lạc. Tất cả bọn họ đều bị lạc, vì con sơn dương quá ranh mãnh, khu săn bắn quá rộng, số người lùa thú săn ại quá ít. Thành thử, mải theo một con mồi khác chứ không phải con mồi chính thức, chẳng hiểu thế nào, rốt cuộc anh rơi vào một tình thế ngớ ngẩn là chỉ có một mình anh trước con mồi này, tuy ở cách nó một khoảng xa, rất xa. Con sơn dương đứng trên một mỏm đá, ngược ánh mặt trời, hoàn toàn bất động. Jérôme bất giác cầm lấy ống nhòm. Bây giờ thì anh run run, anh mệt mỏi, thở dốc, anh trở nên già
cả, anh đã bốn mươi tuổi và anh yêu một người đàn bà không còn yêu anh nữa. Ý nghĩ ấy khiến anh gần như bị mù trong
chốc lát, rồi anh chỉnh ống nhòm và trông thấy con sơn dương
rất gần, tưởng như có thể chạm tay vào được. Nó màu be, còn non, nó có đôi mắt lo lắng nhưng kiêu
hãnh, nó nhìn khi thì về phía thung lũng, nơi có những kẻ thù của nó, khi thì về phía quả núi, và hình như nó đùa vui với sự sống chết này. Ở nó có một cái gì đó sợ sệt, dễ vỡ và không thể bị làm tổn thương. Hình như nó đứng đó để chứng tỏ vẻ đẹp của sự ngây thơ, của sự nhanh nhẹn và của sự chạy trốn. Nó rất đẹp. Nó đẹp hơn bất cứ một con vật nào khác mà Jérôme từng săn.
"Ðể sau, Jérôme tự nhủ, để sau ta sẽ giết gã kia (thậm chí anh không nhớ ra tên anh ta). Nhưng mi, mi, người bạn đẹp của ta, ta muốn mi."
Và anh bắt đầu trèo theo con đường nhỏ cực kỳ hiểm trở dẫn về phía nó.
Ở mé dưới, cuộc săn bị phân tán tứ tung. Có tiếng chó sủa ở bên trái, tiếng chó sủa ở bên phải, tiếng còi mỗi lúc một xa và Jérôme có cảm giác anh đang rời bỏ một thế giới buồn tẻ và nhơ nhớp để trở về nhà mình.
Mặc dù có nắng, trời vẫn rất lạnh. Khi
anh lại cầm ống nhòm lên, con sơn dương vẫn đứng đó, anh thấy hình như nó nhìn anh, rồi với những bước ngắn, nó đi vào một rừng cây to. Jérôme đến cánh rừng ấy sau đó nửa tiếng đồng hồ. Anh lần theo các dấu chân đến một hẻm vực và ở đó, con sơn dương lại đợi anh. Chỉ còn anh với nó trong cuộc săn này. Tim anh đập thình thịch và anh gần như muốn nôn thốc nôn tháo. Anh ngồi xuống đất rồi lại đi. Rồi anh dừng lại để ăn đôi chút bánh mỳ và jambon trong xà cột, con sơn dương
thì đợi anh, ít ra thì anh cũng nghĩ thế. Ðến bốn giờ chiều, anh đã vượt qua gianh giới khu săn bắn và hầu như anh cũng đã vượt quá giới hạn sức lực của anh, con sơn dương vẫn luôn ở đằng trước anh, thấp thoáng và hiền lành, nhưng luôn khá rõ và đẹp qua các lăng kính của ống nhòm. Chưa thể bắn, tất nhiên, cũng không thể đuổi kịp, và nó vẫn luôn ở kia.
Jérôme bây giờ mệt rã rời sau tám
tiếng đồng hồ chính anh cũng không biết là anh săn đuổi hay anh đi theo con vật kỳ lạ kia, mệt đến nỗi anh bắt đầu nói thành tiếng. Anh đặt tên cho con sơn dương là "Monika", và trong lúc bước đi, trong lúc vấp váp và trong lúc chửi rủa tục tằn, đôi khi
anh nói: "Mẹ kiếp, Monika, đừng đi nhanh quá thế!" Có một lúc, anh ngần ngừ trước một cái ao, rồi anh lặng lẽ lội xuống, súng giơ cao trên đầu, nước tới ngang thắt lưng, mặc dù anh biết thời tiết này làm như vậy là nguy hiểm và ngốc nghếch đối với một người đi săn. Rồi khi anh cảm thấy chân bị trượt, thoạt tiên anh không cưỡng lại. Anh cứ để cho người ngửa ra mặc kệ nước ngập tới cổ, tới miệng, tới mũi, anh gần như ngộp thở. Một cảm giác thích thú choán lấy anh, một sự thích
thú buông thả rất xa với bản chất của anh. "Ta đang tự tử", anh nghĩ, và con người điềm tĩnh trong anh lại xuất hiện, lấy lại cân bằng cho anh, đưa anh ra khỏi cái ao khốn khổ ấy, ướt lướt thướt, nhớn nhác và run lẩy bẩy. Sự việc này gợi cho anh nhớ tới một điều gì, nhưng điều gì nhỉ? Anh cất tiếng nói to:
"Lúc sắp chết chìm,
hình như anh đang nghe Caballe hát. Giống như cái lần, em nhớ chăng, cái lần đầu tiên mà anh nói với em rằng anh
yêu em ấy mà? Bấy giờ chúng ta đang ở nhà em, em tiến về phía anh, em nhớ không, và đó là lần đầu tiên chúng ta làm tình với nhau. Anh rất sợ khi ngủ với em và lại rất muốn, hôm ấy, anh có cảm giác như anh sắp tự tử."
Anh lấy bình:rưọu trong chiếc xà cột bây giờ nhét toàn những viên đạn ướt chẳng còn dùng được gì, rồi ngửa cổ lên tu một lúc lâu. Sau đó, anh lại cẩm ống nhòm và thấy vẫn luôn ở cách anh một quãng xa hơn chút ít là con sơn dương-Monika-tình yêu
(anh không biết tên nó nữa) đang đợi anh. May quá, anh vẫn còn hai viên đạn khô ráo trong nòng súng.
Khoảng năm giờ, như đôi khi ở Bavière
vào mùa thu; ánh nắng đã chiếu xiên. Jérôme rét run cầm cập khi đi vào
thung lũng cuối cùng. Anh nằm lăn xuống vì mệt, người duỗi dài trong nắng. Monika tới ngồi xuống cạnh anh và
anh lại tiếp tục nói câu chuyện ban nãy:
"Em nhớ không, một lần, một lần chúng
ta cãi nhau và em muốn bỏ anh. Hình như đó là khoảng mười ngày trước khi chúng ta lấy nhau thì phải, anh nằm dài trên cỏ, ở nhà bố mẹ em, trời hôm ấy rất xấu và anh buồn lắm. Anh nhắm mắt lại, bây giờ anh nhớ rõ như thế, và đột nhiên, anh cảm thấy hơi nóng của mặt trời sưởi ấm mí mắt anh, đó quả thật là một điểu may mắn bởi vì trước lúc ấy trời rất xấu, và khi anh mở mắt ra vì ánh nắng, anh thấy em đã ngồi đó, bên cạnh anh, em nhìn anh và mỉrn cười."
"Vâng, nàng nói, em nhớ hôm ấy rất rõ. Hôm ấy anh đến là tệ, và em thực sự tức giận. Rồi sau, em đi tìm anh và trông thấy anh đang nằm dài
trên bãi cỏ, có vẻ hờn dỗi, em buồn cười quá, muốn ôm lấy anh mà hôn."
Tới đó, nàng biến mất, và
Jérôme giụi mắt đứng dậy. Cuối thung lũng là một vách đá cực kỳ hiểm trở, gần như dựng đứng. Con sơn dương đứng bất động trước vách đá ấy. Jérôme đã có con vật này. Anh xứng đáng được nó lắm. Trong đời anh, chưa bao giờ anh đuổi theo con mồi nào suốt gần mười tiếng đồng hồ. Anh dừng lại ở lối vào thung lũng, kiệt sức, và lại đóng khẩu súng lại. Anh nâng tay phải lên một chút rồi chờ đợi. Con sơn dương nhìn anh, khoảng cách bây giờ chừng hai mươi mét. Nó vẫn luôn rất đẹp, hơi ướt mồ hôi, và đôi mắt màu xanh pha sắc vàng của nó, đôi mắt lụa, đang nhìn chăm chú.
Jérôme tì súng lên vai và thế là con sơn dương
làm một điều ngốc nghếch và vụng về: nó quay người, và có lẽ đã đến lần thứ mười, nó thử leo lên bờ dốc, và có lẽ cũng là lần thứ mười nó trượt xuống, trông rất nực cười mặc dù nó vốn rất duyên dáng, cuối cùng, nó đành đứng bất động, run run và luôn có vẻ bồn chồn, ngay
trước mũi súng của Jérôme.
Không bao giờ Jérôme biết được tại sao,
vào lúc nào và bằng cách nào anh đã quyết định không giết con sơn dương này. Có thể vì sự cố gắng tuyệt vọng và vụng về cua nó, có thể vì vẻ đẹp giản dị của nó, cũng có thể vì niềm kiêu hãnh và tính động vật hiền lành
trong đôi mắt xếch của nó. Mà cũng chẳng bao giờ Jérôme tìm cách biết tại sao.
Anh quay trở lại, đi theo đúng con đường ban nãy để về. Về tới nơi, anh thấy tất cả mọi người đang cuống cuồng cả lên, họ đã tìm kiếm anh khắp nơi, họ tìm cả một anh thanh niên coi khu săn bắn mà anh cảm thấy có biết hành động của anh. Tuy nhiên, khi mọi người cùng hỏi anh rằng con sơn dương ấy chạy đi đâu và anh đã bỏ nó ở đâu - vì rốt cuộc khi về đến nơi thì mắt hoa lên chẳng còn trông thấy gì, tay chân tê dại, đến cửa căn nhà anh
mệt quá đổ gục xuống - anh không biết trả lời sao.
Stanislas đưa anh cốc rượu cô-nhắc và vợ anh ngồi trên giường bên cạnh anh, cầm tay anh. Mặt nàng tái mét. Anh hỏi nàng tại sao và
nàng trả lời rằng nàng lo cho anh. Anh ngạc nhiên thấy mình
tin ngay nàng.
"Em sợ anh chết, anh nói, em sợ anh ngã
từ trên vách đá xuống à?"
Nàng gật đầu không đáp, và đột nhiên nàng cúi xuống anh, ngả đầu lên vai anh. Lần đầu tiên trong đời nàng có một cử chỉ âu yếm với anh trước mặt mọi người. Stanislas vừa cầm cốc cô-nhắc nữa tới, đứng nhìn cảnh đó mà choáng người; mái tóc đen của người đàn bà kia xoã trên vai người đàn ông mệt rã rời kia, và
những tiếng thổn thức rất nhẹ của người đàn bà kia, những tiếng thổn thức vì đã vợi được nỗi lo sợ, và thế là đột nhiên Stanislas ném cốc rượu vào lò
sưởi.
"Hãy nói đi, anh ta
nói, và giọng anh ta trở nên cao tớn lên, nào, con sơn dương đâu? Cậu không thể vác nổi con mồi của cậu về hay sao, hả con người thép?"
Jérôme vô cùng ngạc nhiên
vì trước ngọn lửa sáng rực và trước mặt Betty sửng sốt, anh nghe thấy mình trả lời:
"Không phải thế, tớ không
dám bắn nó."
Monika ngẩng đầu lên và họ nhìn nhau. Nàng thong thả giơ bàn tay và các ngón
tay nàng dịu dàng vuốt một vòng quanh mặt anh.
"Anh biết không, nàng nói
(vào lúc này họ chỉ có hai người với nhau trên thế giới này), anh biết không, dù anh có bắn chết nó..."
Và thực tế thì những người khác cũng đã biến mất hết, anh kéo nàng áp vào anh, và ngọn lửa trong
lò sưởi cháy bùng lên.
=END=
**********************************